Dòng sự kiện:

10 điều khiến mẹ bầu nào cũng sợ khi mang thai

Vì bản năng làm mẹ nên ai cũng lo lắng cho sự an toàn của mình và thai thi trong suốt thai kỳ. Và sau đây là 10 điều bà bầu sợ nhất .

1. Nghén nhiều có thể làm con tôi bị đói

Ốm nghén khiến bạn cảm thấy tồi tệ vì không những bạn không có chất dinh dưỡng mà em bé cũng sẽ còi cọc, ốm yếu. Nhưng may mắn là đó là điều mà hầu hết các bà bầu trải qua, và cơ thể bạn sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho em bé, bảo vệ bé bằng mọi giá. Hơn nữa, giai đoạn ốm nghén không kéo dài quá lâu.

Nếu bạn thấy cơ thể mình thực sự mệt mỏi, mất cân quá nhiều vì ốm nghén thì lúc này nên đến gặp bác sỹ để kiểm tra.

2. Tôi sợ bị thủy đậu

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có sức đề kháng yếu, nên nếu có ai đó xung quanh mắc bệnh thủy đậu thì bà bầu rất dễ bị lây. Còn thai nhi thì dễ bị truyền nhiễm, ngay cả khi bé đang ở trong bụng mẹ.

Nguy cơ tự nhiên bạn bị thủy đậu là rất nhỏ, và nếu nghi ngờ bạn có thể đến gặp bác sỹ ngay để xét nghiệm máu và dùng thuốc chống siêu vi để phòng chống cho thai nhi.

3. Tập thể dục là điều nguy hiểm

Lo lắng này thực sự không đúng. Tập thể dục khi mang thai hoàn toàn phù hợp và bảo đảm sức khỏe, giúp bà bầu có sức lực để chuẩn bị cho giai đoạn vượt cạn và cả lúc bận rộn sau sinh nữa.

Nhưng cũng không nên tập thể dục quá sức, hãy tập các bài nhẹ nhàng và lắng nghe cơ thể để biết dừng và tập chậm đúng lúc. Bơi lội, đi bộ, tập yoga là những bài tập thể dục lý tưởng khi mang thai.

4. Đi máy bay sẽ ảnh hưởng đến thai nhi

Nếu bạn phải đi du lịch hoặc đi xa bằng máy bay thì nên đi lúc thai kỳ trong giai đoạn từ 4-6 tháng. Nhiều hãng hàng không không cho phép bà bầu đã mang thai 27 tuần lên máy bay để đảm bảo hoặc nếu đi, bạn phải có xác nhận của bác sỹ theo dõi.

Đi máy bay tất nhiên không ảnh hưởng tới thai nhi nhưng việc thay đổi áp lực dễ gây nguy hiểm cho em bé.

5. Bị đau bụng dưới nghĩ là sắp mất em bé?

Hoàn toàn không phải vậy, hầu hết mọi người đều bị đau bụng dưới trong thời gian mang thai – đặc biệt là khi lần đầu mang thai. Đây là hiện tượng hết sức bình thường. Cơn đau bị gây ra bởi các dây chằng bên tử cung kéo dài ra.

6. Uống rượu gây hại cho thai nhi

Nhiều người trong chúng ta thỉnh thoảng đi ra ngoài, tiệc tùng cùng bạn bè cũng muốn uống rượu, bia một chút dù đang mang thai. Nhưng việc uống quá nhiều trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới em bé.

Nhất là trong giai đoạn những tháng đầu mang thai, uống rượu khiến nguy cơ xảy thai cao hơn.

Khi biết mình mang thai, hãy cố gắng tránh uống rượu hoàn toàn, nhất là 3 tháng đầu, vì đây là giai đoạn dễ tổn thương nhất cho em bé.

7. Bụng bé nghĩ là em bé phát triển không đúng chuẩn?

Kích cỡ chiếc bụng của bạn không nên bị đánh đồng với kích thước của em bé trong bụng. Nếu mang thai lần đầu tiên, bạn đang khỏe mạnh thì cũng không cần quá lo lắng về kích thước bụng.

Em bé thường nằm dưới thấp hoặc trên tử cung của bạn, nên nếu không thấy bụng quá nhiều thì cũng không phải quá lo lắng.

8. Tôi bị dịch âm đạo nhiều

Hầu hết phụ nữ khi mang thai đều bị như vậy, điều này không có nghĩa là âm đạo của bạn bị nhiễm trùng và nó cũng không ảnh hưởng đến em bé.

Nhiều dịch âm đạo hơn bình thường, không màu, không mùi là do thay đổi các kích thích tố trong cơ thể khi mang thai mà thôi. Để ngăn chặn bị nhiễm trùng, bạn nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.

9. Tôi không thấy em bé đạp

Đó có thể là lúc em bé đang nghỉ ngơi, ngủ say nên đừng lo lắng nếu thấy con không đạp.
Nhiều bà mẹ thường cuống lên khi thấy con không đạp, lập tức lên đường đến gặp bác sỹ. Thông thường, ở tuần thứ 20 thì một em bé sẽ đạp khoảng 10 lần/ 12 tiếng. Nhưng đấy là những lúc bé thức thôi, còn lúc bé ngủ thì để thử, bạn hãy lấy tay, đặt nhẹ lên bụng một lúc, bạn sẽ thấy con đạp đấy.

10. Tôi sợ sẽ sinh sớm

Vào khoảng tuần 36, bạn thường thấy bụng mình căng lên, nhưng đây không phải là dấu hiệu của việc sinh sớm đâu – đấy chỉ là những cơn co thắt thực hành, để chuẩn bị cho thời điểm trở dạ.

Nguồn: Gia đình Việt Nam