Dòng sự kiện:

10 điều về sảy thai phụ nữ cần biết

18:10 10/06/2015
Những thắc mắc về việc sảy thai dưới đây sẽ giúp chị em chuẩn bị tốt hơn nếu đang có kế hoạch có em bé.

Sảy thai là hiện tượng chấm dứt thai kì, em bé bị mất trước khi được 20 tuần tuổi. Sảy thai thường xảy ra nhiều nhất trước những tuần mang thai thứ 12. Khoảng 15 % số trường hợp mang thai bị xảy ra trường hợp này và có đến 50% số người mang thai bị sảy thai cảm thấy sốc vì không hiểu sao điều đó lại xảy ra. Dưới đây là 10 thắc mắc và giải đáp giúp bạn hiểu rõ hơn về việc sảy thai:

 
1. Làm thế nào để biết tôi đang bị sẩy thai?
 
Dấu hiệu sảy thai thường rất đa dạng. Đối với một số phụ nữ, những dấu hiệu sẩy thai cảnh báo đầu tiên thường là họ cảm giác không mang thai nữa. Họ có thể có cảm giác bị co thắt mạnh hoặc không và đặc biệt rõ nhất là thường có chảy máu ở âm đạo từ ít đến nhiều. Một số phụ nữ cho biết việc họ sảy thai cũng có cảm giác đau đớn như khi đẻ.
 
2. Khi nào tôi nên gặp bác sỹ sản khoa?
 
Nếu bạn nghĩ là bạn đang có dấu hiệu của việc sẩy thai thì bạn cần liên hệ với các bác sỹ sản khoa, lên lịch hẹn siêu âm để kiểm tra. Nếu có các dấu hiệu chảy máu nhẹ hoặc chảy máu kéo dài, đau bụng, chuột trút, suy nhược, chóng mặt, choáng váng, sốt… thì phải liên hệ với các bác sỹ ngay lập tức.

Đau bụng là dấu hiệu phổ biến.
 
3. Tại sao tôi lại bị sẩy thai?
 
Câu hỏi này thường dễ phát sinh đối với các bà mẹ đang đau lòng vì mất con. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bị sảy thai. Đôi khi do tác động của môi trường cũng như việc hoạt động quá mạnh của các bà mẹ cũng dẫn đến việc bị sảy thai.
 
4. Quá trình sẩy thai thường diễn trong bao lâu?
 
Nói chung là một người phụ nữ sẽ bị xuất huyết từ nhẹ đến nặng. Quá trình này có thể mất một ngày hoặc có thể kéo dài vài ngày.
 
5. Việc chảy máu sẽ diễn ra trong bao lâu?
 
Việc chảy máu có thể kéo dài đến một tuần sau khi sẩy thai. Bạn có thể gặp một số trường hợp như bị chuột rút nhẹ trong một vài ngày sau khi sẩy thai. Việc chảy máu không nhiều như lúc bạn đến tháng. Nếu bạn bị mất máu thấm đẫm băng vệ sinh trong một giờ hoặc nếu chảy máu kéo dài hơn hai tuần thì cần thông báo và đến các bác sỹ sản khoa để khám. 
 
6. Khi nào tôi sẽ có có kinh nguyệt lại?
 
Nếu việc sẩy thai không để lại biến chứng gì quá nghiêm trọng thì hầu hết phụ nữ sẽ có chu kỳ sẽ khoảng 4-6 tuần sau khi sảy thai.
 
7. Mất bao lâu thì tôi mới phục hồi sức khỏe?
 
Việc phục hồi sức khỏe tinh thần thường có thể mất đến vài tháng. Có những phụ nữ còn nhớ dai dẳng mãi nỗi đau khi họ đã nhiều tuổi. Việc phục hồi tinh thần phụ thuộc rất nhiều vào tư tưởng, suy nghĩ và độ quyết tâm của bạn. Còn việc phục hồi thể chất thường sẽ phụ thuộc vào độ dài của thai kì, và mức độ của những biến chứng đã xảy ra. Về cơ bản, việc sảy thai không để lại biến chứng nào thì phụ nữ thường phục hồi sức khỏe trong 1-2 tuần sau đó.
 

Phụ nữ sảy thai cần được động viên tinh thần để vượt qua khủng hoảng.
 
8. Khi nào chúng tôi có thể có con lại?
 
Quyết định khi nào có con lại là một quyết định cá nhân và bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia về sức khỏe sinh sản. Trong trường hợp sảy thai không để lại biến chứng bạn có thể sẽ có kinh nguyệt lại sau 2-4 tuần. Các chuyên gia về sức khỏe sinh sản khuyên bạn nên đợi khoảng ít nhất một chu kì trước khi cố gắng thụ thai lần tiếp theo. Hãy dành nhiều thời gian để chữa lành vết thương về tinh thần cũng như thể chất trước khi muốn có con lần nữa là một lựa chọn khôn ngoan.
 
Việc cân bằng nội tiết cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi những cảm xúc của bạn. Bạn cần chờ đợi đến khi cơ thể phục hồi và tinh thần đã ổn định, không còn nhiều lo lắng thì việc mang thai tiếp theo mới thuận lợi hơn.
 
9. Tôi cần động viên bạn đời của mình như thế nào?
 
Việc động viên bạn đời của mình trong khi bản thân bạn cũng đang phải trải qua sự đau khổ khi mất con quả thực không hề dễ dàng. Hãy cố gắng nói chuyện với bạn đời về sự mất mát. Cả hai cần động viên nhau vượt qua khoảng thời gian khủng hoảng và nói chuyện cởi mở về những cảm xúc tồi tệ mà mình đang trải qua.
 
10. Làm thế nào để tôi có thể tưởng nhớ con?
 
Nhiều bố mẹ muốn tìm cách để lưu giữ những kí ức về em bé đã mất. Bạn có thể tập hợp lại những kỷ vật như hình ảnh siêu ấm của bé, dấu chân, dấy tay của em bé… để cảm thấy con luôn gần gũi bên mình giúp bạn vượt qua việc quá đau buồn khi mất con. Việc lưu giữ những kỷ niệm sẽ phần nào an ủi và giúp bạn ổn định tinh thần và sức khỏe.

 PHƯƠNG MAI (Tổng hợp)