Dòng sự kiện:

1001 câu chuyện trẻ nói tục

16:13 18/09/2017
Hiện tượng trẻ nói tục hiện nay xảy ra ngày càng nhiều do chúng bắt chước người lớn hoặc bạn bè trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày. Khi trẻ nói tục, cha mẹ không nên đánh, mắng mà hãy tỏ thái độ thật nghiêm khắc, và gương mẫu không nói tục đồng thời nghiêm cấm không cho con được nói những từ bậy và giải thích cho con hiểu tại sao...

1001 câu chuyện trẻ nói tục

Chị Dung (Hà Nội) có cậu con trai 3 tuổi khỏe mạnh, bụ bẫm khôi ngô, cháu hiện là tâm điểm chú ý của cả nhà. Hàng ngày chị Dung đi làm, cậu con trai ở nhà với ông bà nội và người giúp việc. Cháu đang tuổi học nói nên cứ bi bô suốt ngày, cả nhà ai nấy đều rất vui và cưng chiều cậu bé. Đến bữa ăn, bé cứ gắp hết món nọ, món kia hết đưa lên mồm ăn, gắp cho bà nội, ông nội, bố mẹ, bé lại lấy phần vào một cái bát nhỏ nói là để phần em “mèo”. Em Mèo là con gái của cô Hoài – cô ruột của bé. Cả nhà vui lắm và luôn nựng bé. Bố của bé đôi lúc phấn khích khen con lại vô tình đệm mấy từ “nóng” vào, như: “Trên đời này chẳng có cái chó gì bằng cu tí của bố...”; khiến bé ấn tượng và nhớ... Vậy là khi đang nghịch đồ chơi hoắc đang chơi cùng với ông bà hoặc mẹ, chợt nhớ ra từ “cái chó” cậu con trai chị Dung lại nói “cái chó” này không bằng cu tí mà chẳng hiểu gì.

Thỉnh thoảng, người giúp việc lại cho cậu bé đi chơi với những đứa trẻ cùng xóm, học các anh chị lớn nói bậy, về nhà cu tí bực tức điều gì đó với mọi người em lại chửi bậy và còn lăn ra ăn vạ. Thấy con có biểu hiện nói tục mà còn nói những từ rất bậy, chị Dung nhiều lần đã nhắc nhở con rất nghiêm khắc. Cậu bé cũng hiểu được những từ đó là xấu song nhiều khi không ý thức được em đã chửi cả mẹ.

Một bận, chị Dung đang chơi đồ chơi với cậu bé, vô tình chị đã làm gẫy chiếc xe ô tô cần cầu mà cậu bé đã rất thích, cậu bé đã không những lăn ra sàn nhà, giẫy đành đạch, khóc lóc, ăn vạ mà còn chửi mẹ: Con chó Dung... hay gọi mẹ bằng mày xưng tao khiến chị Dung choáng. Không kiềm chế được chị Dung vừa tát vào miệng con, vừa mắng: “Mẹ đánh cho chừa cái thói văng tục chửi bậy này! Ai dạy con chửi bậy với mẹ? Ai cho phép con được nói những câu hỗn láo như thế? Xin lỗi mẹ nghe! Lần sau mà còn nói bậy như vậy thì còn bị đánh đau hơn thế này đấy!”.

Thằng bé gào khóc rất to mỗi khi bị mẹ đánh vào mông. Vừa khóc nó vừa cãi: Anh Thắng nhà bác Hà đầu phố vẫn nói có sao đâu? Con cũng nói theo anh ấy... Tại sao mẹ lại đánh con đau...

Cũng trong trường hợp tương tự, một ông bố khác khi nghe con đang bi bô tập nói, nói câu “chướng tai” lại cảm thấy khoái chí cười khà khà. Ôm đứa trẻ vào lòng mà hào hứng khen rối rít: “Con của bố giỏi quá. Mới tập nói mà đã biết “chửi” một câu dài mà sao lại ngộ nghĩnh đáng yêu đến thế. Con “chửi” lại cho bố nghe xem nào”. Cháu bé thấy bố khen thì tỏ ra rất phấn khích và như một cái máy bé nhắc lại những câu không hay vừa mới học được từ mấy anh chị lớn hơn cùng khu...

Trẻ lên ba cả nhà học nói” chính là nói về thời điểm quan trọng trong việc học nói của trẻ. Đó cũng là thời điểm nhạy cảm nhất đối với việc định hình sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Khi nghe trẻ nói bậy, nói tục, cha mẹ không nên hưởng ứng, cũng không nên đánh mắng trẻ mà cần nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu nói như vậy là không hay, là xấu...

Để trẻ không nói tục

Nói tục, chửi bậy là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là biểu hiện của tính bắt chước những người xung quanh một cách vô thức của trẻ. Như một “con vẹt”, bé cứ nhắc đi nhắc lại những câu nói mà bé cho là hay và lạ lạ khi bé nghe và học được một cách rất hào hứng, thích thú cho dù chẳng hiểu ý nghĩa của câu, từ đó là gì.

Đồng thời, nói tục là một hiện tượng không hay, thiếu văn hóa khi giao tiếp. Bởi vậy, để trẻ không nói tục trước hết trong gia đình bố, mẹ phải hết sức gương mẫu. Nếu trong gia đình có bố (mẹ) thường xuyên nói nhưng câu cửa miệng theo kiểu văng tục, chửi thề thì trẻ rất dễ bắt chước và khi trẻ bắt chước rồi bố mẹ nghe chối tai muốn sửa trẻ sẽ cãi lại: hàng ngày con vẫn nghe thấy bố nói tục đấy thôi thì rất khó sửa cho con. Vì vậy bố (mẹ) phải hết sức gương mẫu và tránh nói nóng giận và văng những câu tục trước mặt con.

Còn với trẻ, hiện tượng nói tục xảy ra khá phố biến. Tuy nhiên, chúng thường văng tục với bạn bè khi không có người lớn ở đó. Vậy để uốn nắn con không được nói tục bố (mẹ) cần nhắc nhở con đó là những ngôn từ thiếu văn hóa, thiếu tôn trọng người đối diện trong giao tiếp. Nếu khi nhắc nhở con mà con vẫn còn có những hiện tượng văng tục thường xuyên, bố (mẹ) nên có hình phạt với con. Bằng cách nào đó để con hiểu được, nói tục là hiện tượng thiếu văn hóa trong giao tiếp để con sửa chữa. Không nên nên tỏ ra quá bực bội hay phản ứng gay gắt với trẻ, vì thực ra trẻ chưa hiểu gì về những câu nói chúng vừa bắt chước từ người khác. Nếu quá nóng vội, quát mắng hay đánh đòn trẻ, trẻ sẽ chỉ cảm thấy sợ hãi chứ không hiểu lý do vì sao bị đánh mắng, và có thể lần sau chúng lại lặp lại đúng những câu nói đó.

Để trẻ phân biết được nói tục là hành vi thiếu văn hóa, thiếu tự tôn trọng học tập. Thiết nghĩ, mỗi bậc làm cha (mẹ) phải thật sự gương mẫu không phát ngôn những từ tục tĩu. nhất là trước mặt trẻ bố (mẹ) cần hết sức cẩn trọng khi phát ngôn. Trẻ rất dễ bắt trước và cũng rất khó sửa chữa vì chúng nghĩ rằng bố (mẹ) nói được thì con cũng nói được. Hơn nữa cần chặn lại ngay khi nghe thấy trẻ nói bậy và giải thích cho trẻ biết tại sao. Tuyệt đối không được văng tục, chửi thề nhất là trước mặt trẻ.

Nguồn: Gia đình Việt Nam