Dòng sự kiện:

2 thói quen xấu của trẻ cha mẹ phải sửa ngay trước khi lên 6 tuổi

Theo MarryBaby
14:01 04/01/2019
Để con không trở thành đứa bé hư hỏng, cha mẹ phải sửa ngay cho con 2 thói quen xấu của trẻ đáng quan ngại nhất đó là: ích kỷ và vô lễ. Điều quan trọng là cần dạy bé trước khi con lên 6 để trẻ dễ dàng tiếp thu và trưởng thành hơn

Trong suốt quá trình phát triển của trẻ, bé sẽ gặp những vấn đề khác nhau, từ những thói quen nhỏ nhặt đến những cột mốc quan trọng trong cuộc đời.

Vậy làm thế nào cha mẹ có thể giúp con cái phát triển tốt hơn, điều này luôn là câu hỏi lớn mà cha mẹ quan tâm. Làm thế nào để giáo dục những thói quen xấu của trẻ? 

Câu hỏi tưởng dễ nhưng để làm tốt cần phải trải qua quá trình dưỡng dục lâu dài. Một trong những cách giúp trẻ chấn chỉnh sớm những thói hư đó là cha mẹ phải tự hỏi con mình có thói quen xấu nào không?

Dưới đây là 2 hành vi cho thấy con cái sớm muộn gì cũng hư hỏng, cha mẹ cần sớm giúp con sửa trước khi con lên 6 tuổi.

Tính ích kỷ, thói quen xấu của trẻ cần được giáo dục sớm

Sự ích kỷ và tư lợi là trở ngại đối với sự thành công của con người. Những người sống ích kỷ thường rất khó hoàn thành những việc lớn.

Bởi vì họ sẽ không muốn hòa hợp với ai đó chứ đừng nói đến sự hợp tác vì họ chỉ biết đến lợi ích của mình chứ không nghĩ đến cảm nhận của người khác.

Cha mẹ có thể nhận biết biểu hiện này bằng những hành vi nhỏ nhặt hằng ngày của trẻ. Chẳng hạn, trên bàn ăn, trẻ có sẵn sàng chia sẻ món ăn yêu thích của mình cho người khác hay không, liệu đồ chơi yêu thích của con có cho trẻ khác chơi cùng hay không.

Thói ích kỷ sẽ gây khó khăn cho trẻ khi trưởng thành

Nếu một đứa trẻ thích chiếm hữu thì chúng có xu hướng trở thành đứa trẻ ích kỷ. Cha mẹ nên làm gì để giúp sửa thói quen xấu của trẻ này?

  • Khi cha mẹ thấy trẻ ích kỷ và không thích chia sẻ, cha mẹ nên giúp con hiểu niềm vui của sự chia sẻ.
  • Khi trẻ ăn một món ngon mà con yêu thích, cha mẹ có thể giả vờ muốn ăn và hỏi trẻ cha mẹ có ăn được không.
  • Nếu trẻ trả lời “có” thì cha mẹ nên kịp thời khen ngợi để con vừa học được cách biết ơn vừa hiểu được sự chia sẻ. Ngược lại, nếu trẻ khóc và không đồng ý, cha mẹ nên cho trẻ một lý do.
  • Nói với trẻ rằng mẹ rất buồn, hỏi trẻ rằng thức ăn từ đâu mà có và bảo với con rằng việc thưởng thức đồ ăn cùng bố mẹ là niềm hạnh phúc. Đồng thời, cha mẹ nên dẫn ví dụ để con dễ tiếp thu hơn.

Chỉ có cha mẹ là người vị tha và sẵn sàng góp ý giúp con. Về lâu dài, trẻ có thể học hỏi từ cha mẹ và yêu thích cảm giác “tận hưởng” niềm hạnh phúc khi biết cho đi.

Bé vô lễ với người lớn cũng cần được dạy dỗ nghiêm khắc

Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc, Lỗ Tấn đã từng nói rằng: “Người bất hiếu là người đáng chê trách nhất thế giới”. Tôn trọng người lớn là một biểu hiện của lòng hiếu thảo và những người đi ngược lại điều này đều rất khó thành công.

Chính vì vậy, trước giờ người ta vẫn bảo “tiên học lễ, hậu học văn”. Cha mẹ nên nuôi dạy con về lễ nghĩa trước khi học chữ. Nhiều bậc cha mẹ rất chú trọng về điểm số, thành tích học tập của con cái nên chỉ tập trung dạy con bài tập về nhà mà bỏ qua việc dạy dỗ hành vi, cách cư xử cho con mình.

Bé có tính vô lễ từ nhỏ sẽ trở thành một thanh niên xấu khi lớn lên

Bác Hồ đã từng nói: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Để thành công, làm được việc, con người cần hội tụ cả “đức” lẫn “tài”.

Cha mẹ nên làm gì nếu con mình không tôn trọng người lớn?

  • Trước hết, cha mẹ hãy thử quan sát xem con có chủ động thưa người lớn tuổi như ông, bà, cô, chú, bác,… hay không.
  • Khi trẻ tự nguyện hỏi người lớn tuổi trước, cha mẹ nên khen ngợi trẻ.
  • Nếu trẻ thờ ơ khi gặp người lớn tuổi, cha mẹ nên nhắc nhở và bảo con lần sau gặp người lớn phải biết thưa hỏi.
  • Cha mẹ nên dạy con về lòng biết ơn và biết giúp đỡ người lớn tuổi bằng những việc trong khả năng của mình.
  • Cha mẹ cũng nên thực hành nhiều hơn những thói quen này để cho con học theo và để lời răn dạy của mình trở nên có uy lực với trẻ.
  • Bằng sự dạy dỗ, chỉ dẫn cẩn thận của cha mẹ, những thói quen xấu của trẻ trên đây của con chắc chắn sẽ được cải thiện và trẻ sẽ trở thành một đứa trẻ ngoan mà tất cả cha mẹ đều mong muốn.

    Tất cả đều cần sự kiên nhẫn của cha mẹ, thế nên cha mẹ không được vội nản lòng. Chỉ khi cá nhân phát triển tốt thì mới mong lan tỏa những điều tốt đẹp đến cộng đồng để xây dựng và phát triển đất nước tốt hơn.

    Khi đó, cha mẹ sẽ cảm thấy rất hài lòng và tự hào về đứa con mình đã sinh dưỡng.

  • Nguồn: Gia đình Việt Nam