Dòng sự kiện:

3 bí mật mà trẻ thường không chia sẻ với bố mẹ

21:30 05/02/2016
Ngay cả khi bạn thường xuyên trò chuyện cùng mình, đôi khi có một vài chủ đề mà chúng vẫn chọn giữ bí mật với bạn.

 

Một vài năm trước đây, chúng tôi bắt đầu nhận ra cậu con trai đầu Cooper trở nên khép kín. Lúc ấy nó mới học lớp 2, và bỗng một ngày, cậu bé vui vẻ hoạt bát thường ngày biến mất thay vào đó là một đứa trẻ sống nội tâm, dễ cáu kỉnh khiến chúng tôi không nhận ra.

Chúng tôi luôn hỏi con rằng: "Có chuyện gì vậy cún con?" Và câu trả lời luôn là "Không sao cả". Chúng tôi không biết là con muốn giữ bí mật, không thể diễn tả cảm xúc của mình hay thực sự không có gì xảy ra và con chỉ đang trải qua giai đoạn trưởng thành khó khăn.

Chúng tôi tiếp tục thăm dò, nói chuyện với giáo viên và cùng nhau đặt ra giả thiết và cuối cùng phát hiện ra rằng con đã bị bắt nạt bởi một cậu bé khác trên sân chơi. Con cảm thấy bị cô lập và bỏ rơi khi những người bạn thân thiết nhất từ chối đứng cạnh mình trên sân chơi. Cậu bé mang trong mình sự sợ hãi xen lẫn thất vọng, nhưng tâm trí non nớt không thể điều khiển và kiểm soát được cảm giác đó, bởi vậy cậu chọn cách im lặng với hi vọng mọi thứ sẽ tự biến mất.

Chúng tôi đã xử lý vấn đề hết sức có thể thông qua việc khuyến khích và trò chuyện với con, thông báo cho nhà trường biết sự việc đang xảy ra. Chúng tôi cũng động viên con nói chuyện với bạn mình- những người đã không hành xử như những người bạn thực sự trên sân chơi. Đó là quãng thời gian trưởng thành và xây dựng tính cách cho con và dạy cho chúng tôi một bài học làm cha mẹ quan trọng: Ngay cẩ khi bạn thường xuyên trò chuyện với con mình, đôi khi chúng vẫn chọn cách giữ bí mật với bạn.

Mỗi đứa trẻ đều có cá tính và tuổi thơ khác nhau. Sau nhiều nghiên cứu (từ những người giàu kinh nghiệm) và trò huyện cùng các bậc phụ huynh cũng như trẻ em khác, tôi tin rằng danh sách dưới đây sẽ chỉ ra những bí mật phổ biến nhất mà trẻ lựa chọn giữ im lặng với bố mẹ.

Tất cả trẻ em đều đấu tranh với việc có nên bày tỏ những bí mật có thể khiến chúng gặp rắc rối hay không, nhưng những vấn đề dưới đây sâu sắc hơn việc đơn giản là tránh khỏi những hình phạt. Những bí mật thường khiến trẻ đấu tranh trong việc chia sẻ bao gồm (không theo thứ tự đặc biệt):

1. Cảm giác kém cỏi

Mỗi người trong cuộc đời đều có những lúc cảm thấy bị từ chối. Trong thời ấu thơ và niên thiếu, cảm giác này thật đau đớn. Khi bạn cảm thấy bạn bè không thích mình, khi nửa kia không chú ý đến mình, khi đội bóng không muốn chúng ta hay những nỗ lực đến thành công không được đáp ứng, những đứa trẻ không biết phải làm gì với những cảm xúc đó và chúng hiếm khi bày tỏ với cha mẹ.

Để giúp trẻ trong vấn đền này, hãy thể hiện tình yêu không điều kiện, khuyến khích động viên và chia sẻ những câu chuyện của bản thân trong quá khứ khi bạn cũng có cảm giác kém cỏi. Trẻ sẽ cảm thấy có động lực hơn khi biết rằng bố mẹ chúng cũng đã từng rơi vào trường hợp đó và cũng đã vượt qua.

2. Con đã làm điều gì đó không thể tha thứ

Có một nỗi sợ hãi trong sâu thẳm tâm hồn mỗi đứa trẻ rằng chúng sẽ không được thương yêu nữa, rằng tình yêu sẽ biến mất nếu mọi người biết được chúng nghĩ gì và làm gì. Chúng tin vào lời nói dối rằng: Nếu họ thực sự biết tôi và biết những gì tôi đã làm, tôi thực sự là ai thì sẽ không ai yêu tôi nữa. Với những đứa trẻ (hay người lớn) những người tin vào lời nói dối này, họ sẽ cảm thấy bị ép buộc sống một cuộc sống giả tạo và xuất hiện hoàn hảo nếu không họ sẽ mất tất cả.

Để giúp trẻ giải quyết vấn đề này, hãy nhắc nhở chúng về tình yêu vô bờ bến và vô điều kiện của bố mẹ dành cho con cái. Hãy chia sẻ những sai lầm (kể cả những lỗi lầm lớn) trong quá khứ của bạn. Dừng lo lắng rằng bạn sẽ mất đi sự kính trọng của con cái khi nói với chúng sự thật. Trẻ em không trông chờ vào sự hoàn hảo của bố mẹ, nhưng chúng rất cần những bậc cha mẹ đáng tin cậy và chân thực.

3. Con bị bắt nạt

“Bí mật” này rất phổ biến và nguy hiểm với những đứa trẻ sợ bị bắt nạt. Nếu bạn nhận ra những thay đổi trong hành vi của trẻ, đừng cho rằng nó sẽ tự biến mất hay cho rằng không sao cả. Hãy tìm hiểu và cố gắng trò chuyện với trẻ. Hãy cho trẻ biết rằng bạn yêu chúng, bao dung và luôn bên cạnh quan tâm chúng vô bờ bến. Khi nói đến làm cha mẹ, hãy nhớ rằng đó là sự sẵn sang hơn là khả năng của chúng ta. Hãy luôn bên cạnh trẻ và giúp chúng chia sẻ những bí mật có thể khiến chúng chìm xuống.

Minh Trang

Nguồn: Gia đình Việt Nam