Dòng sự kiện:

3 bước dạy con đọc vanh vách trong thời gian ngắn

14:24 26/09/2016
Dạy trẻ tập đọc là quá trình cần thiết để tạo một tiền đề tốt cho trẻ. Với những công cụ và phương pháp hợp lý, con của bạn sẽ biết đọc trong thời gian ngắn.

Bước 1: Bắt đầu từ sớm

Thường xuyên đọc sách cho trẻ

Thật khó để học một cái gì đó nếu chưa được tiếp xúc với nó. Bởi vậy nếu có thể, hãy bắt đầu cho con tiếp xúc với việc đọc ngay từ khi chúng là một đứa trẻ sơ sinh và duy trì cho tới khi chúng đi học. Đọc sách với những câu chuyện dễ hiểu; bạn có thể đọc 3-4 quyển sách nhỏ cho trẻ mỗi ngày.

Ngoài việc nghe, sách kết hợp với các giác quan khác giúp trẻ có thể hiểu được câu chuyện khi bạn đọc. Ví dụ, đọc những quyển sách có hình ảnh, trang xúc giác (như sách vải cảm xúc), âm thanh hoặc có mùi thơm.

Hãy thử đọc những quyển sách có thể hơi thử thách mức độ hiểu biết của trẻ một chút, nhưng vẫn đảm bảo chúng có những câu chuyện thú vị và hấp dẫn.

Đặt câu hỏi tương tác

Ngay cả khi con bạn chưa học cách đọc, chúng vẫn có thể đọc hiểu. Khi bạn đọc cho chúng nghe những câu chuyện, hãy hỏi các câu hỏi về nhân vật hay cốt truyện. Với trẻ tập đi, tập nói, bạn có thể hỏi những câu như: “con có thấy chú chó không? Chú chó tên gì nhỉ?”. Câu hỏi có thể được tăng dần độ khó theo cấp độ đọc hiểu của trẻ.

Giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy, đánh giá bằng cách đặt các câu hỏi mở về câu chuyện. Bạn có thể không nhận được các câu trả lời đủ nghĩa cho đến khi trẻ 4-5 tổi, nhưng hãy cứ hỏi và thật kiên nhẫn.

Hãy khiến sách trở nên dễ tiếp cận

Sẽ không tốt chút nào nếu những quyển sách được đặt ở những nơi mà trẻ khó có thể lấy được. Hãy để sách thấp với sàn nhà và khu vực vui chơi để trẻ có thể nhìn thấy và dùng chúng trong các hoạt động vui chơi.

Một kệ sách thú vị cũng là một lựa chọn hay để thu hút trẻ.

Hãy tạo không gian đọc ngay bên cạnh giá sách. Đặt một số nệm, gối, ghế thoải mái để ngồi đọc. Phía trên đầu của kệ sách có thể để đồ ăn vặt và cốc để dùng khi đọc sách.

Đưa ra các ví dụ tốt

Hãy cho con bạn thấy rằng đọc sách rất thú vị và đáng giá. Dành ra tối thiểu 10 phút mỗi ngày để đọc sách khi có mặt con, để chúng thấy rằng bạn cũng đang tự mình tận hưởng việc đọc. Ngay cả khi bạn không thích đọc sách,hãy tìm một thứ gì đó để đọc như 1 tờ báo, tạp chí hay sách nấu ăn. Trẻ thích thú với việc đọc sớm chính là kết quả từ việc quan sát bạn đọc.

Hãy cùng đọc với con. Nếu bạn đang đọc những thứ thân thiện với trẻ nhỏ, hãy cho con biết bạn đang đọc gì. Kèm với đó hãy chỉ vào những từ trên trang sách để giúp trẻ kết nối với các dòng chữ bằng âm thanh và dạng chữ.

Đến thư viện

Bạn có thể tự tạo một thư viện mini tại nhà bằng cách thu thập các cuốn sách dành cho trẻ hoặc tạo thói quen đến thư viện cùng con hàng tuần.

Đừng bao giờ từ chối việc đọc một cuốn sách trẻ yêu thích chỉ vì nó đã được đọc hàng chục lần.

Bắt đầu từ các âm từ

Trước khi bạn bắt đầu hướng dẫn trẻ về bảng chữ cái và các âm cụ theer, hãy giúp trẻ nhận biết được sự tương quan trực tiếp giữa các dòng trên trang sách và những gì bạn đang đọc. Khi đọc sách cho trẻ, hãy chỉ vào từng từ trên trang sách cùng lúc với khi bạn phát âm ra chúng. Điều này sẽ giúp trẻ nắm được mô hình về âm thanh và độ dài của các từ/dòng trên trang liên quan đến những gì bạn phát âm.

Bước 2: Dạy những khái niệm cơ bản

Dạy con bảng chữ cái

Khi con bạn đã phát triển nhận thức về từ, hãy bắt đầu đi sâu hơn vào các chữ cái cụ thể. Mặc dù bài hát bảng chữ cái mà phương pháp phổ biến và cổ diển nhất để dạy trẻ, nhưng hãy thử sáng tạo hơn thế nữa. Hãy giải thích mỗi chữ cái với tên gọi của chúng, đừng vội lo lắng về việc cố gắng kết hợp các chữ cái để tạo thành từ có nghĩa.

Cố gắng kết hợp việc học với các trò chơi để thêm thú vị và khuyến khích trẻ học.

Dạy con phát âm

Một trong những bước quan trọng nhất trong việc dạy đọc đó chính là phát âm các chữ cái đơn lẻ hoặc theo cặp (phụ âm ghép). Quá trình này được gọi là nhận thức âm vị.

- Bắt đầu với các âm đơn, phát âm chậm, đều và ổn định.

- Đưa ra các ví dụ thực tế cho mỗi âm; ví dụ như chữ “a’ có thể tạo ra âm ‘an”, hay bắt đầu cho từ “anh”. Bạn có thể biến bước làm này thành trò chơi đoán chữ, ví dụ như khi bạn nói một từ đơn giản (như “anh”) và để trẻ đoán xem từ đó bắt đầu bằng chữ cái nào.

-  Sử dụng các trò chơi tương tự để dạy bảng chữ cái, điều này giúp kết hợp tư duy đánh giá vào việc xác định mối tương quan giữa âm- chữ.

-  Sẽ dễ dàng cho trẻ nhận thức hơn khi chia nhỏ các từ thành các chữ cái đơn vị.

Dạy trẻ đánh vần

Đọc vần điệu cho trẻ và sau đó lập ra danh sách các vần đơn giản. Trẻ có thể nhìn thấy mô hình của các âm thanh được tạo ra từ việc kết hợp các âm vần với nhau. Ví dụ: tao, bao, cao, sao,… a-o kết hợp lại thành âm “ao”

Dạy trẻ đọc bằng cách sử dụng ngữ âm rõ ràng

Thông thường, trẻ được dạy cách nhận biết mặt chữ thông qua kích thước, chữ cái đầu và chữ cái cuối, âm thanh. Phương pháp này được gọi là ngữ âm ngầm- học từ chữ cái lớn rồi tới các âm tiết nhỏ. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ ra rằng, từ vựng ngày càng tăng trong khi các phương pháp giảng dạy thì ngược lại. Hãy chia nhỏ các từ thành các phần nhỏ, rồi xây dựng chúng lại thành các từ có nghĩa. Hãy để trẻ đọc lớn mỗi chữ cái mà không cần nhìn trước từ đó.

Luyện tập

Đừng quá kỳ vọng vào việc con bạn có thể nhận biết và hiểu ngay được các từ, chúng cần tập trung vào việc chia nhỏ từ ra thành các âm đơn vị và đọc lớn chúng.

Đừng cứng nhắc trong cách phát âm của trẻ. Hãy chấp nhận những nỗ lực của trẻ. Việc nhận thức về âm thanh chỉ là bước trung gian để học đọc chứ không phải mục đích chính.

Đừng bận tâm về ngữ pháp

Trẻ mẫu giáo và học sinh lớp một không thể xử lý các khái niệm phức tạp. Ở tuổi lên 4 trẻ đã có cho mình những kỹ năng ngữ pháp cơ bản và chúng sẽ học được tất cả các cấu trúc ngữ pháp. Bởi bạn chỉ cần tập trung vào kỹ năng đọc, học từ mới và khả năng kết hợp các chữ cái linh hoạt trong bộ nhớ.

Bước 3: Tăng độ khó

Thử thách trẻ với các câu chuyện hoàn chỉnh

Con bạn sẽ đi học khi chúng đã biết đọc và có thể đọc các tài liệu của giáo viên đưa cho. Giúp trẻ đọc các câu chuyện hoàn chỉnh bằng cách vận dụng và kết hợp tối đa những gì đã được học.

Hãy để trẻ nhìn vào tranh khi đọc. Sự kết hợp giữa từ ngữ và hình ảnh là cách hữu ích để xây dựng từ vựng.

Để trẻ miêu tả lại câu chuyện cho bạn.

Sau mỗi câu chuyện, hãy để trẻ miêu tả tóm tắt lại chúng. Cố gắng miêu tả chi tiết nhất có thể. Một cách dễ dàng và thú vị để khuyến khích điều này đó là sử dụng những chú rối đại diện cho mỗi nhân vật trong câu chuyện.

Hỏi những câu hỏi về câu chuyện

Mới đầu, việc hổi đáp có thể hơi khó với trẻ bởi chúng sẽ phải suy nghĩ nghiêm túc về ý nghĩa của từ ngữ, việc xây dựng và phát triển nhân vật, cốt truyện (hay hình dáng của vật được miêu tả trong chuyện), nhưng dần dần chúng sẽ học cách phát triển được những kỹ năng cần thiết để trả lời các câu hỏi.

Hãy lập ra một danh sách các câu hỏi mà trẻ có thể đọc

Bắt đầu với những câu hỏi trực tiếp như: “Ai là nhân vật chính của câu chuyện?” Thay vì hỏi những câu trừu tượng hơn như: “Tại sao nhân vật chính lại buồn”.

Kết hợp việc đọc và viết

Đọc là một tiền đề cần thiết để phát triển kỹ năng viết, bởi vậy nếu con bạn đã có khả năng đọc, hãy để trẻ kết hợp với việc luyện viết. Trẻ sẽ học đọc nhanh hơn và dễ dàng hơn nếu có thể viết cùng một thời điểm. Bộ nhớ các chữ cái, nghe âm thanh và nhìn chúng qua chữ viết sẽ tăng cường việc học tập. Bởi vậy hãy dạy con cả cách viết các từ, chữ cái.

Hãy làm mọi thứ từ từ và đừng quá mong đợi sự hoàn hảo

Duy trì việc đọc cho trẻ

Cũng như khi bạn dạy con về niềm vui của việc đọc trước khi chúng biết đọc, bạn nên tiếp tục tăng cường việc đọc với/cùng con mỗi ngày. Trẻ sẽ phát triển nhận thức âm vị nhanh hơn khi chúng có thể nhìn và hiểu những từ bạn đọc cho chúng, hơn là tự chúng phải làm tất cả 1 mình.

Để trẻ đọc cho bạn nghe

Để trẻ đọc to thành tiếng là một ý tưởng hay để trẻ nghe và đọc các từ một cách chính xác. Đừng ngắt quãng con để sửa lại những từ chúng đọc chưa đúng, bởi điều đó có thể gây cản trở mạch suy nghĩ của trẻ và khiến việc đọc tiếp trở nên khó khăn hơn.

Các biển báo là một ví dụ tuyệt vời để trẻ có thể luyện đọc hàng ngày.

Mẹo:

- Nếu trẻ không kiên nhẫn với việc đọc, hãy thử bật TV với các dòng chú thích và khuyến khích con đọc thêo

- Phần lớn trẻ chưa sẵn sàng cho việc đọc thành tiếng cho đến giai đoạn 5-7 tuổi.

- Đừng nên vội vã, hãy để trẻ có thời gian và mỗi ngày đọc cho trẻ nghe ít nhất 1 lần.

Minh Trang

Nguồn: Gia đình Việt Nam