Dòng sự kiện:

3 bước để cha mẹ giúp con biết xin lỗi chân thành

02:00 30/08/2016
Khi trẻ nói lời xin lỗi trẻ có thật sự hiểu được ý nghĩa của lời xin lỗi. Hay cụm từ này đã trở nên vô nghĩa?

3 bước để cha mẹ giúp con biết xin lỗi chân thành

Nhà tâm lý học Carl Pickhardt đề xuất các câu hỏi sau đây, " Bạn sẽ làm gì khi thấy con mình xin lỗi không trung thực?” Câu trả lời đa số là sẽ không chấp nhận lời xin lỗi đó và con sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc làm sai trái đó.

Pickhardt đưa ra giải pháp cha mẹ có thể làm để giúp con xin lỗi chân thành bằng cách làm theo những bước sau:

Để con biết nhạy cảm với hành động sai trái

Để giúp con bạn hiểu họ đã làm tổn thương một ai đó, bạn phải đưa ra một ngược lại. Thách thức cho con bằng cách đặt con vào trường hợp của người khác. Hãy để con cảm thấy hành động của chúng đã làm tổn thương cảm xúc của người khác như thế nào.

Theo giả thiết, nếu anh trai lấy đồ chơi của em gái và không trả lại, bạn sẽ phải thách thức con trai nhìn mọi thứ từ quan điểm của em gái. Một câu hỏi đặt ra cho người anh “Con sẽ cảm thấy như thế nào khi em gái lấy đồ chơi của con và không trả lại?” Câu hỏi này sẽ giúp người anh hiểu được những gì chúng gây ra. Mục tiêu của sự nhạy cảm là để tạo ra sự đồng cảm.

Nếu một đứa trẻ có thể trải nghiệm sự đồng cảm, chúng sẽ cảm thấy những ảnh hưởng hành vi xấu của chúng và những cảm xúc tiêu cực. Sự thông cảm sẽ khuyến khích trẻ kiềm chế hành động đó một lần nữa.

Đánh giá hành động

Mục đích của việc đánh giá là để tạo ra một bối cảnh đạo đức và thu hồi cho các hành động của con mình. Cha mẹ muốn con có một đạo đức tốt cần khuyến khích và nói chuyện với con về đạo đức. Mỗi khi bạn đưa ra một vấn đề liên quan đến đạo đức bạn có thể hỏi những câu hỏi như: "Con có tin rằng những gì con vừa làm là đúng?"

Câu hỏi này sẽ cho con bạn cơ hội để giải thích về hành động của mình. Nếu trẻ cảm thấy cách cư xử của chúng hợp lý chúng sẽ cho bạn biết. Bạn sẽ có một cái nhìn vào quá trình suy nghĩ của trẻ và giúp trẻ dựa theo những luận cứ của chúng.

Giải pháp

Sau khi bạn đã nói cho trẻ biết về đạo đức, bạn có thể bắt đầu để tìm một giải pháp thích hợp cho vấn đề này. Đưa ra một câu hỏi cho con chẳng hạn như “Con nghĩ như thế nào về hành động con đã làm với em gái”.

Mục tiêu trong ở đây chính là để con hối hận với những gì chúng đã làm. Giải pháp có thể là một lời xin lỗi chân thành hoặc một hành động đáng yêu. Hối hận sẽ giúp con có một lời xin lỗi chân thành hơn.

Hãy nhớ rằng bạn chính là người nuôi dạy con mình. Là cha mẹ đó là nhiệm vụ để giúp trẻ có một đạo đức tốt. Lời xin lỗi chân thành sẽ giúp trẻ sống có trách nhiệm hơn.

Trọng Nguyễn (theo familyshare)

Nguồn: Gia đình Việt Nam