Dòng sự kiện:

3 cách giúp con bỏ tật... nói dối

15:00 08/10/2016
Cha mẹ cần biết cách can thiệp, dạy dỗ đúng cách để giúp con từ bỏ tật nói đối.

Cha mẹ hãy là tấm gương cho con

Cha mẹ không nên nói dối trước mặt con. Trong nhiều tình huống cha mẹ nói dối nhau mà không hề để ý đến con trẻ và con trẻ sẽ bắt chước từ đây. Tốt nhất cha mẹ không nên nói dối trước mặt trẻ, trong trường hợp không thể, cha mẹ nên giải thích rõ ràng để trẻ hiểu và thấy lời nói dối đó không có hại.

Muốn dạy con không nói dối, trước tiên cha mẹ hãy là tấm gương tốt cho con. (Ảnh minh họa)

Cha mẹ hãy dùng những câu chuyện để nêu gương tốt cho con

Bằng cách đưa ra những câu chuyện, những tình huống về nói dối kể co con nghe, sau đó, đặt ra những câu hỏi ứng xử của trẻ trong những trường hợp đó. Và cuối cùng bạn nên đúc kết cho trẻ thấy rõ nói dối là hành động xấu, trẻ nên trung thực trong mọi hoàn cảnh thì mọi người sẽ yêu mến trẻ hơn.

Dạy trẻ nói thật, nói dối

Trong cuộc sống, không phải lúc nào cũng cần nói hết sự thật. Nếu như cha mẹ dạy trẻ không bao giờ được nói dối, trẻ sẽ thấy mâu thuẫn khi phát hiện chính người lớn nói không đúng sự thật. Trẻ sẽ nghi ngờ lòng trung thực của mọi người.

Cha mẹ cần dạy trẻ nói, trình bày, giải thích trung thực nhưng khéo léo, phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng; tôn trọng trẻ, tạo cho trẻ cơ hội và thời gian để trẻ trình bày cảm xúc, suy nghĩ của mình; lắng nghe và đặt những câu hỏi khơi gợi để trẻ diễn đạt được những ý tưởng, quan điểm. Trẻ sẽ sợ những phản ứng gay gắt hay phủ nhận của người nghe và đối phó bằng cách nói dối. Những câu chuyện trao đổi với trẻ cần cởi mở để tạo cho trẻ niềm tin.

Dù trẻ còn nhỏ nhưng bố mẹ cũng cần tỏ thái độ tôn trọng, công bằng và bình đẳng khi trò chuyện, đừng cười cợt trước sự ngây thơ của trẻ, đừng gay gắt khi trẻ mắc lỗi lầm, cũng đừng phủ nhận những sai lầm của mình.

Theo Gia đình Việt Nam