Dòng sự kiện:

4 bệnh thường gặp ở bà mẹ cho con bú và cách giải quyết

16:00 09/02/2016
Dưới đây là những vấn đề nan giải của bất kỳ bà mẹ nào cũng gặp phải khi đang cho con bú và cách giải quyết tốt nhất.

 Tin liên quan

Mẹ cho con bú là điều hiển nhiên. Nhưng trên thực tế, việc cho con bú gặp khó khăn hơn bạn nghĩ, bà mẹ mới sinh sẽ gặp phải nhiều vấn đề đấy nhé. Không chỉ ảnh hưởng đến em bé, những vấn đề này cũng có thể ảnh hưởng xấu đến người mẹ. Dưới đây là một số trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho việc cho con bú của các mẹ khó khăn hơn bao giờ hết.


1. Vú căng sữa

Căng vú là hiện tượng thường gặp ở bất kỳ bà mẹ mới sinh nào. Nguyên nhân phổ biến nhất của vấn đề này là nguồn sữa về quá nhanh hoặc dư thừa sữa khiến các mẹ có tình trạng đau tức.

Đây là một quá trình tự nhiên, sau khi sinh con, ngực của một người mẹ phải tích trữ đủ sữa để nuôi dưỡng và đáp ứng nhu cầu của bé. Tuy nhiên, có thể có một khả năng nữa, ngay cả khi cho bé ăn no nhưng sữa mẹ vẫn con nhiều.

Sữa dư thừa này còn lại trong vú có thể dẫn đến ứ sữa. Khi bộ ngực căng sữa chúng sẽ xuất hiện hiện tượng sưng và cứng gây đau đớn cho mẹ. Vú bị căng sữa là một vấn đề nghiêm trọng và không nên bỏ qua vì nó sẽ không chỉ gây ra vấn đề cho người mẹ, mà bé cũng sẽ khó khăn trong việc bú mẹ do ngực cứng sữa thoát không đều. Do quầng vú cứng gây khó khăn cho các em bé cầm nắm và bú sữa mẹ.

Bạn có thể làm gì:

- Nếu bạn cảm thấy rằng bộ ngực của bạn đang chuyển sang căng, cứng hoặc đầy sữa ngay cả sau khi bạn đã cho em bé ăn no. Bạn có thể dùng máy hút sữa, đóng gói và để lạnh dự trữ cho bé khi bạn không có nhà. Đây được cho là cách dễ nhất và thuận tiện nhất trong việc điều trị ứ sữa. Hãy yên tâm rằng ngay cả khi bạn hút hết sữa ran gay tại thời điểm đó, cơ thể bạn vẫn còn sản xuất đủ sữa để đáp ứng nhu cầu của bé.

- Cho con của bạn ăn thường xuyên. Điều này sẽ giúp bạn cho hết sữa ra ngoài một cách hiệu quả và tự nhiên hơn.

- Bạn có thể chườm túi nước ấm nóng lên ngực.

- Vú căng sữa quá lâu sẽ dần đến tình trạng áp xe, bạn cần phải điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ.

2. Ống dẫn sữa bị tắc


Sữa mẹ được sản xuất bởi tuyến sữa nhỏ và các mô, gọi là phế nang bên trong vú. Sữa được sản xuất bởi các phế nang sau đó tập trung dưới quầng vú.

Trong một buổi ăn, em bé ngậm vào quầng vú và bú lấy sữa để nuôi bản thân và giúp bạn không bị tức ngực, cũng như phế nang sẽ tự động sản xuất sữa mới. Tuy nhiên, có thể có lần khi ống dẫn sữa hoặc các phế nang bị chặn trong hoặc ngưng từ các mô tế bào của người mẹ. Điều này thường xảy ra nếu việc sản xuất sữa mẹ và việc bé bú không phù hợp với tốc độ và tần số của nhau. Sữa dư thừa nếu không thoát được ra ngoài có thể gây ra hiện tượng một trong các ống dẫn bên trong vú bị tắc. Điều này là bởi vì các ống sản xuất sữa nhiều hơn mà không có tín hiệu xuống quầng thâm.

Đôi khi, ngay cả việc sữa mẹ quá đặc có thể gây cản trở dòng chảy từ một trong các phế nang dẫn đến ống bị tắc. Với một ống sản xuất sữa trong cơ thể mẹ sẽ có 1 dòng chảy xuống quầng thâm của ngực. Nếu bị tắc sữa toàn bộ ngực sẽ sung và hình thành cục cứng gây đau đớn cho các chị em.

Nếu bỏ qua, tình trạng này có thể dẫn đến căng quá đà dẫn đếp áp xe hoặc bất kỳ loại nhiễm trùng khác. Việc nhiễm trùng với các ống dẫn bị tắc sữa có thể dẫn đến viêm vú, vú trở nên nóng, sưng và đau đớn.

Bạn có thể làm gì:

- Cho bé bú mẹ thường xuyên để nguồn sữa được lưu thông nhịp nhàng.

- Nếu bạn cảm thấy sưng hoặc sữa tích tụ trong khuôn ngực của bạn, hãy cho bé ăn từ bên nhiều sữa đó thường xuyên hơn.

- Xoa bóp vú bạn trong một cách thường xuyên và tránh bỏ qua mún vú. 

- Hãy thử cho bé bú ở nhiều vị trí khác nhau như nằm, ngồi thẳng, ôm bé… điều này giúp tránh để lưu sữa quá nhiều ở một ống dẫn sữa.

3. Núm vú phẳng


Tình trạng núm vú khi cho con bú (thay đổi từ trái sang phải).

Để cho bé bú, điều quan trọng là núm vú của bạn phải căng ra đủ để bé bám vào chúng.

Trong một số trường hợp hiếm, núm vú của người mẹ có thể rúm lại, co vào khiến bé không thể ngậm gây khó khăn cho việc bú sữa khi đang trong cơn đói.

Nếu bạn đang cho con bú đủ mà việc cho con bú sữa bị ngưng có thể dẫn đến ứ máu, nhiễm trùng. Vì vậy, bắt buộc để điều trị núm vú phẳng để con bạn có được bữa ăn ngon và an toàn cho sức khỏe của mẹ.

Bạn có thể làm gì:

- Để rút lại núm vú phẳng, sử dụng một ống tiêm dùng một lần.Hãy cắt phần vỏ lấy 10ml ống tiêm nhựa. Đặt phần cắt lên cho vừa núm vú và kéo piston ra, bạn hãy giữ vị trí đó ít nhất 1 phút. Điều này sẽ giúp núm vú nhô ra do áp lực của việc hút.

- Núm vú nhô ra có thể ở trong vị trí đó trong một thời gian trước khi nó co lại vị trí cũ. Khi núm vú nhô ra một chút, bạn hãy đặt bé vào ngực và bắt đầu cho bé bú. Điều này sẽ giúp bé bú tốt hơn và trống việc tụt lại của núm vú. 

- Hãy thử thủ thuật này một vài lần trong ngày để đối phó với vấn đề này. 

- Ngoài ra, nếu bạn có núm vú phẳng hãy cố gắng xoa bóp trong khi mang thai của bạn, giúp chúng nhô ra phía ngoài. 

4. Núm vú bị nứt

Núm vú đau hoặc nứt rất phổ biến ở các bà mẹ mới sinh, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên của con bú. Điều này thường là kết quả của việc cho bé bú không đúng vị trí tại vú gây đau nhức hoặc núm vú bị nứt. 

Bạn có thể làm gì:

- Tiếp tục cho bé bú vú mặc dù đau nhức hoặc núm vú bị nứt. Tuy nhiên, vị trí bú của bé nên thay đổi, bạn nên cho phần quầng vú nhiều hơn trong miệng bé để giảm đau nhức và thúc đẩy quá trình chữa bệnh tự nhiên.

- Sữa của bạn cũng có thể giúp đỡ trong việc chữa lành núm vú bị nứt. Vì vậy, áp dụng vài giọt sữa vào các khu vực bị nứt và để cho nó khô. Đảm bảo rằng núm vú của bạn được hoàn toàn khô sau mỗi lần ăn.

- Điều trị các đau nhức kịp thời vì nó có thể làm gia tăng sự nhiễm nấm và dẫn đến nấm miệng bé.

- Tránh rửa núm vú bằng xà phòng sau khi ăn, vì điều này có thể thúc đẩy tình trạng khô và dẫn đến nhiều đau nhức và đau.

- Tránh sử dụng trong thuốc mỡ để điều trị núm vú bị nứt hoặc đau nhức, trừ khi quy định của bác sĩ.

NHƯ Ý (Theo Thehealthsite)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video hot: [mecloud]NmMy4kBmEA[/mecloud]