Dòng sự kiện:

4 loại thực phẩm chứa hóa chất độc hại thường có trong dịp tết

02:51 07/01/2017
Những thực phẩm ngâm hóa chất cực độc thường có trong dịp Tết, các bà nên cẩn trọng khi lựa chọn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình.

Măng khô chứa hóa chất chống ẩm mốc dễ gây độc khi sử dụng

Măng khô là món ăn hầu nwh có mặt trong mỗi mâm cỗ của nhiều gia đình trong dịp Tết. Nó thường được chế biến thành nhiều món ăn trong dịp Tết. Tuy nhiên, trong măng khô chứa thành phần lưu huỳnh - thường được sử dụng trong quá trình sấy khô măng để chống ẩm mốc, tạo màu vàng đẹp cho măng hơn hoặc ngâm hóa chất tẩy trắng để làm cho sản phẩm măng trắng hơn nhằm đánh lừa người tiêu dùng.

Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo, hàm lượng lưu huỳnh trong chế biến và bảo quản thực phẩm không nên vượt quá 20mg cho một kg sản phẩm. Bởi vì, hàm lượng chất lưu huỳnh nếu vào cơ thể ở mức quá nồng độ cao, về lâu dài có thể gây tổn thương về thần kinh, tuần hoàn, ảnh hưởng tim mạch, thị lực, khả năng miễn dịch, sinh sản, não bộ, nội tiết và nhiều chức năng khác.

Theo một số chuyên gia, măng khô không tẩm hóa chất có màu vàng nâu nhạt, xuất hiện màu hổ phách, đường vân tỉ mỉ, bề rộng thịt dày, khi sờ vào không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy được. Măng còn lưu giữ mùi thơm đặc trưng, không có mùi lạ, không bị mốc.

Còn măng khô sấy bằng lưu huỳnh sẽ có mùi khét đặc trưng, thường có độ bóng, trông bắt mắt, không bao giờ bị ẩm mốc, không nên mua măng có màu sắc khác thường.

Măng khô là thực phẩm dễ bị tẩm hóa chất trong dịp Tết.

Hạt hướng dương tẩm hóa chất có thể gây ung thư

Đây là loại hạt luôn có mặt trong những ngày Tết của các gia đình Việt. Với giá trị dinh dưỡng cao, chứa lượng lớn phytochemical, folate, vitamin E, selenium và đồng. Khi đi vào cơ thể, dưỡng chất này góp phần ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư rất nhạy.

Tuy nhiên, để hạt hướng dương giòn và giữ được vị thơm ngon lâu, nhiều cơ sở kinh doanh đã cho phèn vào. Trong phèn chứa nhôm, khi vào cơ thể sẽ rất khó bị đào thải ra ngoài, gây tổn hại cho não, tế bào thần kinh khiến trí nhớ suy giảm… Thậm chí, để cho hạt hướng dương bóng đẹp, bắt mắt, nhà sản xuất sẽ cho thêm bột talc. Đây là loại bột có chứa chất gây ung thư.

Mới đây, Công an Hà Tĩnh bắt giữ 500kg hạt hướng dương đang vận chuyển về địa bàn. Chủ hàng khai nhận, hạt hướng dương được lấy từ Trung Quốc, sau đó tuồn về các cửa hàng tạp hóa tiêu thụ dịp Tết.

Miến khô 

Miến là thực phẩm phổ biến, được tiêu dùng nhiều trong những ngay thường và cả ngày lễ tết. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại miến, miến trắng trong, miến vàng ruộm, miến xám... Người tiêu dùng thường chọn mua miến có màu vàng ruộm hoặc hơi xám…

Theo kỹ sư hóa thực phẩm Hồ Thu Thủy, nguyên Trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm miền Trung, bột sắt hay còn gọi là ôxit sắt được sản xuất ở dạng tinh chế vẫn được dùng trong thực phẩm. Khi được tinh chế tinh khiết thì bột sắt sẽ không độc hại. Tuy nhiên, có một nhóm ôxit sắt được tinh chế ở mức độ rất thấp thì không được sử dụng làm bột màu thực phẩm.

Hạt dẻ cười

Hạt dẻ cười hay còn được gọi là “quả hồ trăn”, “quả hạnh phúc”, đây là món ăn vặt đắt khách dịp Tết bởi mùi vị thơm ngon, hạt dẻ cười còn chứa nhiều vitamin C, canxi, sắt, magie, photpho, mangan, đồng, kẽm, kali dồi dào… có tác dụng chữa suy nhược cơ thể, đặc biệt là chống ngán sau mâm cỗ ngày Tết.

Theo các chuyên gia công nghệ thực phẩm, do thị hiếu người dùng thích chọn sản phẩm bắt mắt nên nhà sản xuất sử dụng chất tẩy trắng vỏ để đáp ứng nhu cầu này. Việc sử dụng chất clorin (hoá chất sát khuẩn mạnh gốc clo có trong thuốc sát trùng, chất độc da cam…) để tẩy trắng là cực độc vì trong quá trình tẩy trắng, clorin dễ theo kẽ hạt thấm vào nhân. Ăn thường xuyên, dư lượng ngày càng nhiều, nếu gan không lọc được thì ung thư gan là điều không tránh khỏi.

Màu hạt dẻ càng trắng hoá chất tác động vào đó càng nhiều, hạt hơi vàng ngà thì hoá chất ít, an toàn hơn. Người tiêu dùng cần xem xét nguồn gốc, thành phần, hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

Theo Gia đình Việt Nam


TAG