Dòng sự kiện:

5 dáng tư thế xấu của bé mới tập đi và cách uốn nắn

Theo Phununews
13:36 21/06/2018
Tư thế đi có thể ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ và cả sức khỏe của bé khi trưởng thành. Có những dáng đi khi còn nhỏ là bình thường nhưng ở một độ tuổi nhất định, cha mẹ cần để ý để có thể uốn nắn đúng cách.

Bé vừa học được bước đi sẽ chưa thể kiểm soát được trọng tâm cơ thể, bước đi chập chững không vững, người lúc nào cũng lắc lư không cân bằng. Bé đi được vài bước lại ngã, nhìn rất đáng yêu. Cha mẹ có thể sẽ cảm thấy rất vui khi bé bắt đầu đi được, nhưng cũng không thể quên ba vấn đề quan trọng sau:

- Đảm bảo an toàn lúc bé tập đi, phòng ngừa các đồ vật sắc nhọn hay nơi gồ ghề va chạm làm bé bị thương.

- Chú ý quan sát những vấn đề còn tồn tại khi bé bước đi, sớm phát hiện ra sẽ có thể sửa lại kịp thời.

Các tư thế đi không chính xác và cách khắc phục:

1. Bé đi giống con cua

Hai chân bé hướng vào trong như chiếc kẹp lớn, bước đi như con cua. Thực ra bé mới tập bước đi có tư thế này là rất bình thường.  Khoảng mấy năm đầu khi bé bắt đầu bước đi được thì đầu luôn có vẻ chúi về trước khiến 2 chân có khuynh hướng chụm vào trong. Khi bé được 3 tuổi, cơ chân dần dần cứng cáp thì tư thế này sẽ tự biến mất.

Nếu sau giai đoạn này, vẫn còn thấy con đi như vậy thì mẹ cần chú ý cho bé ngồi dạng chân khi chơi trên nền nhà, hướng dần bé không ngồi kiểu giạng chân. Ngoài ra, mẹ nên mua thêm giày chuyên dụng cho bé tập dần khoảng 1 năm là có thể sửa được tư thế của con.

2. Bé đi như một chú vịt

Vấn đề này thuộc về sinh lý, vì khi còn nhỏ chân bé vẫn còn bẹt. Trong quá trình tập đi, cơ chân của bé sẽ được rèn luyện và tạo hình lõm ở giữa bàn chân như người lớn trưởng thành.

95% các bé trước 5 tuổi sẽ xuất hiện phần lõm ở bàn chân như người lớn trưởng thàn. Vì vậy nếu khi bé được 2 tuổi mà dáng đi vẫn khó coi, trông như một chú vịt thì vẫn chưa có gì đáng lo ngại.

Tuy nhiên ở độ tuổi này m có thể tập cho bé dùng chân kẹp bút chì hoặc đi bằng mũi chân một đoạn. Trẻ em có bàn chân bẹt là chuyện rất bình thường. Ngược lại, những bé có bàn chân cong có thể có vấn đề rối loạn hệ thần kinh.

3. Bé đi như cao bồi

Trước 2 tuổi, nếu lúc đi 2 chân bé cứ dạng ra hình dấu móc như anh chàng cao bồi quen cưỡi ngựa thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Chỉ nếu sau 2 tuổi, tình trạng này vẫn xảy ra thì có thể do bé bị thiếu canxi hoặc vitamin, cần đưa bé đến bác sĩ để điều trị. Có nhiều trường hợp còn cần bó thạch cao để chỉnh thẳng 2 chân trẻ. Mẹ đưa con đến bệnh viện kiểm tra để bác sĩ chẩn đoán tình huống một cách chính xác nhất.

4. Bé vừa đi vừa kẹp đùi

Hai chân bé đi hiện rõ hình chữ X. Tình trạng này thường gặp ở trẻ không muốn bước đi (không đi được quãng đường dài, đi được vài bước đã khóc đòi bế), bé không hiếu động. Tư thế này do ít rèn luyện cơ chân, mẹ cần kiên nhẫn khích lệ bé đi nhiều hơn. Thậm chí khi bé 8 tuổi làm những bài tập rèn luyện cơ như vậy là có thể điều chỉnh lại tư thế đi lại bình thường.

5. Bé đi không ngẩng đầu lên

Khi một người bước đi, 7 loại dây thần kinh và 8 loại mạch đều đồng thời hoạt động. Vì vậy nếu như bước đi khom lưng, cúi đầu thì những kinh mạch này sẽ không ở trong tư thế thoải mái, thân thể không có điều kiện tốt nhất để phát triển. Ngoài ra, dáng đi như thế này sẽ tạo nên vấn đề về cột sống hay phản xạ đến đại não, làm ảnh hưởng tới sự khỏe mạnh của não bộ.

Bố mẹ rèn lại dáng đi cho con bằng cách để con đi trước gương nhiều lần, tự con kiểm tra. Khi đứng trước gương, phản xạ tự nhiên bé sẽ là ưỡn ngực, ngẩng đầu. Sau đó duy trì tư thế như vậy bước đi nhiều lần sẽ sửa được tư thế đi cúi đầu.

Nguồn: Gia đình Việt Nam