Dòng sự kiện:

5 lý do vì sao trẻ bị bạo hành ở trường không dám nói với cha mẹ

Theo Sohu/Phununews
19:25 05/06/2018
Những lý do khiến trẻ bị bạo hành ở trường nhưng không dám nói với cha mẹ ai cũng cần biết.

Gần đây, ngày càng nhiều vụ việc trẻ bị bạo hành ở trường hay bởi người trông trẻ bị đưa ra ánh sáng, điều đó nói lên thực tế đáng báo động trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Một điều quan trọng là không phải bé nào khi bị bạo hành cũng mạnh dạn lên tiếng nói cho cha mẹ biết.

Trẻ thường sợ hãi không dám nói sự thật khi bị bạo hành 

Vậy đâu là lý do khiến trẻ sợ hãi và rụt rè nói lên sự thật?

1. Trẻ sợ cha mẹ tức giận

Một số phụ huynh khi nghe con thẳng thắn nói về việc mình bị bạo hành ở trường đã nổi giận, có những lời lẽ hoặc hành động quá khích khiến trẻ sợ hãi. Tâm lý luôn lo lắng rằng mình nói ra như thế có đúng không? cô có phạt mình không?...

Một thời gian dài sẽ khiến trẻ khó kiểm soát cảm xúc, thu mình và không giám nói cho mẹ biết việc xảy ra ở trường.

2. Trẻ cho rằng mình có lỗi 

Một vài phụ huynh ngay khi nghe con nói về việc bị đánh ở trường đã vội cho rằng con có lỗi đáng bị phạt như vậy. Điều này sẽ gây tổn hại tới tâm lý của bé, chúng sẽ luôn suy nghĩ mình phải chịu đựng hình phạt từ cả hai phía, giáo viên và cha mẹ của mình. 

3. Giáo viên ngăn cấm nói sự thật

Những trẻ bị bạo hành ở trường mầm non thường có xu hướng sợ giáo viên, sợ lên tiếng nói ra sự thật sẽ bị cô phạt nặng hơn. Thậm chí nhiều người còn cấm không cho học sinh nói những điều xảy ra ở trường cho cha mẹ hoặc người thân.

Trong trường hợp này, cha mẹ nên chọn những trường lớp uy tín, chất lượng và có đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực trông nom trẻ. Hãy nói chuyện với con nhiều hơn để bé mạnh dạn nói ra suy nghĩ của mình. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên kết hợp với nhà trường để tạo điều kiện cho trẻ phát triển cả về thể chất và tinh thần.

4. Trẻ nhút nhát

Ảnh minh họa

Không thể bỏ qua nguyên nhân trẻ nhút nhát khi bị bạo hành sẽ càng hình thành tâm lý sợ hãi chỉ biết im lặng. Thay vì lên tiếng sợ sẽ có những hình phạt nặng hơn, trẻ sẽ giữ kín chuyện và không nói cho ai biết. Kéo dài trong thời gian dài sẽ khiến bé dần khép kín, ảnh hưởng tới tâm lý và sự hoạt bát đúng với lứa tuổi. 

5. Trẻ mau quên

Trẻ nhỏ thường vô lo vô nghĩ lại ham chơi nên thường quên những điều xảy ra trước đó. Thay vì gặng hỏi, ép bé trả lời mẹ hãy nhẹ nhàng tâm sự hỏi xem những chuyện diễn ra ở trường lớp của con để tâm lý trẻ thoải mái.

Những dấu hiệu nhận biết con bị bạo hành ở trường mà phụ huynh không thể bỏ qua

Rối loạn ngôn ngữ: Trẻ có thể gặp vấn đề trong giao tiếp hay phản ứng khi trò chuyện, phản ứng chậm, thường xuyên tỏ ra sợ sệt - đặc biệt là nếu trước đây trẻ không có tỏ ra có gì bất thường, điều này có thể là do trẻ bị bạo hành bằng lời nói hay hành động nên sợ nếu nói không đúng ý người lớn sẽ bị 'phạt' tương tự. 

Rối loạn giấc ngủ: Trẻ khó ngủ, thường ngủ không yên giấc, có thể khóc thét giữa giấc ngủ...
Có những biểu hiện lạ mà trước khi đi nhà trẻ không có: nghiến răng, cắn móng tay, thở nhanh, hồi hộp hoặc toát mồ hôi khi về nhà.

Ngoài ra, cơ thể của trẻ xuất hiện những vết xước, bầm tím ở tay, chân, lưng...bé sợ hãi, ít vận động và mệt mỏi. 

Nguồn: Gia đình Việt Nam