Dòng sự kiện:

7 đồ uống với nước mía vừa ngon vừa đẹp da, chữa bệnh

02:00 24/08/2016
Những đồ uống từ nước mía sau làm rất đơn giản vừa để giải khát mùa hè vừa là thực phẩm làm đẹp, hỗ trợ chữa bệnh rất tốt.

Theo Đông y, nước mía vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước tiểu đỏ và rất bổ dưỡng.

Về giá trị dinh dưỡng, các nghiên cứu đã cho thấy, trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%, còn có các chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và gần 30 loại axit hữu cơ. Vì vậy, mía không những có vị ngọt dễ chịu hợp với khẩu vị mọi người mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết.

Theo Đông y, mía còn có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giáng khí lợi niệu. Dùng cho các trường hợp thử nhiệt tổn thương tân dịch, đau họng, khản giọng, mất tiếng, viêm khí phế quản ho đau rát họng, tiểu ít tiểu dắt, nhiễm độc thai nghén nôn ói phù nề, mất nước khát nước, táo bón. Đường cát có tác dụng nhuận tâm phế, bổ tỳ, điều hòa can khí, giải độc. Hằng ngày dùng 500 - 1.000g, ép lấy nước.

1. Nước mía nguyên chất

Mía tươi róc vỏ, đẵn khúc ăn tùy ý, hoặc nước ép mía để mát uống. Dùng cho các trường hợp sốt khô họng, tiểu dắt.

Nếu đun nóng nước mía ép đến sôi, mỗi lần 100ml, ngày uống 3 lần giúp thải độc gan và giảm ho.

2. Rượu nho mía

Nước mía 30 - 50ml, vang nho 30 - 50ml. Trộn đều, ngày uống 2 lần (sáng, tối). Chữa viêm dạ dày mạn tính.

3. Cháo kê nước mía

Nước mía 400g, kê hạt đã xát bỏ vỏ 200g. Nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản ho khan, miệng khô, họng khô, chảy nước mắt nước mũi.

4. Cháo mía

Gạo nếp 100g, nước mía 200 - 300ml. Nấu cháo gạo nếp, cho nước mía vào trước khi ăn. Chữa chứng miệng khô, nóng, ho ở người già sau khi sốt.

5. Nước mía gừng tươi

Nước mía ép 30 - 50ml, thêm nước gừng tươi theo tỷ lệ 7/1. Uống nhấp từng ít một. Dùng cho các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, nôn ói ra thức ăn, dịch vị.

6. Nước mía ép ngó sen

Nước mía 500 - 100g, ngó sen 500g. Ngó sen nghiền ép vụn hòa lẫn với nước mía, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng cho các trường hợp viêm đường tiết niệu cấp (tiểu dắt, tiểu buốt, đau khi tiểu và tiểu ra máu).

7. Nước mía củ cải bách hợp

Nước mía 100ml, nước ép củ cải 100ml; bách hợp 100g. Bách hợp nấu trước cho chín nhừ, cho nước mía và nước ép củ cải vào, đun sôi, khuấy đều. Uống trước khi đi ngủ. Dùng cho các trường hợp viêm họng, viêm nóng thanh khí phế quản, ho khan.

Nước mía đặc biết tốt với mẹ bầu

Theo Đông y, nước mía vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước tiểu đỏ và rất bổ dưỡng.

Về giá trị dinh dưỡng, các nghiên cứu đã cho thấy, trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%, còn có các chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và gần 30 loại axit hữu cơ. Vì vậy, mía không những có vị ngọt dễ chịu hợp với khẩu vị mọi người mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết.

Nhiều phụ nữ mang thai được khuyên rằng nên uống nhiều nước mía sẽ giúp thai nhi nhanh lớn, mát, em bé sinh ra rất sạch sẽ ít nhớt và ít da cáy. Ngoài ra nước mía còn có tác dụng giảm ốm nghén rất hiệu quả. Chị Hà An chia sẻ rằng, khi chị mang bầu bé Tin chị ốm nghén ghê lắm, cứ ốm suốt, lại không ăn uống được gì. Được một người bạn mách cho bài thuốc chữa ốm nghén rất thú vị đó là:

Lấy một bát con nước mía khoảng 150ml, trộn thêm chút nước cốt gừng vào (khoảng 5ml) uống 2 - 3 lần trong ngày. Uống liên tục khoảng 2-3 ngày là triệu chứng ốm nghén giảm hẳn. Nếu còn có cảm giác buồn nôn, bạn vẫn có thể uống tiếp cho đến khi khỏi.

Các bà bầu uống nước mía cũng cần chú ý, không nên uống nước mía thay nước lọc hoặc uống với số lượng nhiều suốt thời gian mang bầu vì trong nước mía cũng chứa lượng đường khá cao, mẹ bầu dễ tăng cân, khiến cho việc chăm sóc sau sinh và làm đẹp sau sinh mất nhiều thời gian hơn.

Đặc biệt những mẹ bầu bị tiểu đường, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước mía thường xuyên, tránh gây ra những hậu quả khó lường.

NHƯ THẢO/ Theo Gia đình Việt Nam