Dòng sự kiện:

7 sai lầm nhiều người mắc khi vo gạo nấu cơm

21:11 26/10/2015
Vo gạo nấu cơm là công việc thường ngày tưởng chừng như rất đơn giản. Tuy nhiên, nếu mắc phải một trong những sai lầm tai hại dưới đây đồng nghĩa với việc bạn đã làm hỏng bữa cơm ngon của mình.

 

 

 

[mecloud]bJgaUD7oga[/mecloud]

Không rửa tay trước khi vo gạo

Bàn tay của chúng ta luôn luôn chứa đầy vi khuẩn nếu chúng không được rửa sạch sẽ thường xuyên. Theo một nghiên cứu thì có tới 1.500 con vi khuẩn trú ngụ ở lòng bàn tay của bạn.

Nếu không làm sạch tay trước khi vo gạo thì việc truyền vi khuẩn từ tay đến món cơm của chúng ta là rất cao.

Nó sẽ là “điểm trung chuyển” những nguồn bệnh lây nhiễm cho bạn khi chế biến thực phẩm và vo gạo đấy.

Vo gạo quá kỹ

Nếu bạn vo gạo quá kỹ, quá lâu, chắt hết các phần nước đục để mong có bát cơm trắng hơn, ngon hơn thì đó cũng sẽ là một sai lầm lớn.

Vì phần nước đục (chứa cám gạo) mà bạn chắt đi có chứa nguồn vitamin B, glucid, protein, lipid, chất khoáng,…trong gạo.

Cách tốt nhất để giữ lại nguồn dinh dưỡng này là bạn chỉ cần cho gạo vào nồi, cho nước vào khuấy nhẹ để gạn đi tạp chất, trấu và nhặt sạn trong gạo là được.

Sử dụng gạo quá trắng

Việc sử dụng gạo trắng sẽ khiến bát cơm trắng trông thật hấp dẫn và bắt mắt.

Nhưng bạn có biết rằng gạo trắng quá có nghĩa là lớp cám bao quanh của hạt gạo đã mất đi, đồng nghĩa là nguồn dinh dưỡng tốt nhất của hạt gạo đã không còn. Mà bạn chỉ là đang ăn “cái lõi” bột đường của gạo mà thôi.

Việc tiêu thụ quá nhiều tinh bột từ gạo trắng sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc tiểu đường, các bệnh phù thũng, tăng huyết áp,… là rất cao.

Chọn gạo quá nát

Môt lưu ý nữa là bạn cũng không nên chọn gạo quá nát hay để quá lâu, như vậy sẽ khiến vi khuẩn, nấm mốc tấn công và làm biến đổi cấu trúc, dinh dưỡng của gạo thành chất có hại cho cơ thể chúng ta khi ăn.

Nên chọn gạo mới, không quá trắng, có mùi thơm của gạo để đảm bảo không dùng phải gạo được tẩy trắng bằng hóa chất gây nguy hại lớn tới sức khỏe!

Nấu cơm bằng nước lạnh

Nấu cơm bằng nước lạnh là vô cùng phố biến, có tới 9/10 bà nội trợ sử dụng cách làm này. Nhưng các bạn có biết không, khi sử dụng nước lạnh để nấu cơm thì những hạt gạo sẽ bị trương lên, các chất dinh dinh dưỡng bị nở ra, tan vào nước.

Hơn nữa, những nồi cơm nấu bằng nước lạnh cũng thường sẽ không được ngon miệng vì cơm thường bị nát vì gạo bị trương.

Vì vậy, hãy thay đổi cách sử dụng nước nấu cơm bằng nước nóng để giữ lại dinh dưỡng trong gạo, có nồi cơm thơm, dẻo và ngon miệng hơn.

Mở vung ngay khi nồi bật nút hâm nóng


Thông thường, khi nồi cơm điện tự ngắt thì cơm đã chín, nhưng nếu bạn mở nắp vung nồi cơm ngay sẽ thấy lớp cơm trên bề mặt bị nhão còn tầng dưới quá chặt gây khó khăn khi lau rửa nồi.

Bạn nên để thêm khoảng 5 phút sau khi nồi nhảy sang chế độ hâm nóng (warm) rồi mới rút phích cắm. Sau đó bạn lại cắm thêm 5 phút nữa để cơm ngon và không bị dính nồi.

Không đong nước và gạo khi nấu

Không phải ngẫu nhiên mà nhà sản xuất nồi cơm điện lại cho 1 cốc đong gạo đi cùng xoong cơm. Cốc đong gạo có tác dụng đo lường chính xác lượng gạo và lượng nước thích hợp để cho một nồi cơm ngon dẻo. Nhưng hầu hết ít ai để ý đến mà chỉ đong gạo và nước theo cảm tính. Vì vậy để có một nồi cơm thơm dẻo, ngon miệng, chúng ta không nên bỏ qua công đoạn này nhé.

Mẹo nấu cơm ngon và hấp dẫn

Nên ngâm gạo trước khi nấu

Sau khi vo gạo xong bạn nên cho nước vào nồi và để gạo ngâm trong vòng 30 phút. Đo lượng nước sao cho vừa đủ với loại gạo cần nấu rồi để ngâm ít nhất là 15 phút đến 30 phút, hoặc chẳng may bạn quên và ngâm lâu hơn thì cũng không sao nhé.

Tác dụng của việc ngâm gạo sẽ làm việc cắm cơm nhanh hơn, cơm nhanh chín hơn và cơm tơi xốp hơn. Như vậy bạn cần vo gạo trước khi cắm cơm ít nhất là 30 phút để có thời gian ngâm gạo cho nở đã rồi mới cắm điện nhé.

Dùng nước trà nấu cơm

Cơm không những thơm, màu sắc trông lạ mắt, mà còn có lợi cho tiêu hoá. Cách làm như sau: Dùng 0,5 – 0,7g lá chè, ngâm vào 1kg nước sôi từ 5 – 8 phút, dùng vải thưa lọc hết bã, đổ nước chè đã lọc sạch bã vào gạo đã vo sạch và nấu như bình thường, đợi đến khi cơm chín là được.

Cho dầu ăn vào cơm

Khi nấu cơm, nếu ta nhỏ vài giọt dầu hoặc mỡ động vật vào cơm, cơm không những thơm, tơi, nhừ, mà còn không bị cháy nồi.

Cho giấm vào cơm

Khi nấu cơm vào mùa hè, cứ 1,5 kg gạo cho vào 2 – 3 ml giấm ăn hoặc nước chanh, như vậy cơm nấu xong sẽ trắng, không dễ bị thiu, bị chua.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video đang được xem nhiều nhất: [mecloud]caHYxTBKgY[/mecloud]