Dòng sự kiện:

8 bí quyết phòng tránh đột quỵ ngày tết ngay tại nhà

Theo Phunusuckhoe.vn
08:02 19/02/2018
Đột quỵ ngày tết có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như uống rượu bia hay do thời tiết thay đổi: nóng hơn, ẩm ướt cùng nhiều yếu tố môi trường khác.

Thời tiết ngột ngạt có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, thậm chí là khó thở, kiệt sức. Trong các trường hợp này, khả năng bị đột quỵ là vô cùng lớn.

Đột quỵ ngày tết. Nguồn: Internet.

Khác với đau tim và ngưng tim, đột quỵ là một rối loạn não (brain disorder). Thông thường, có 3 loại đột quỵ.

  • Đột quỵ thiếu máu cục bộ (ischemic stroke) xảy ra khi một mạch máu bị tắc nghẽn, các tế bào não bị chết do không được cung cấp oxy đầy đủ, dẫn tới cơ thể thiếu máu cục bộ.
  • Cơn thiếu máu thoáng qua (transient ischemic attack) là một cơn “đột quỵ nhỏ” xảy ra khi mạch máu vận chuyển máu đến não ngừng tạm thời.
  • Đột quỵ xuất huyết (hemorrhagic stroke) xảy ra khi một động mạch trong não bị vỡ gây tổn thương đến các tế bào não và dẫn đến đột quỵ.

Một chế độ ăn uống làm tăng cholesterol, lối sống ít vận động, béo phì, tiểu đường và huyết áp cao sẽ gây xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành - nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ. Khi mắc căn bệnh này, động mạch mang máu giàu oxy đến tim và não bị tắc do mảng xơ vữa động mạch (hình thành bởi chất béo) tích tụ.

Các triệu chứng có thể xuất hiện khi bị đột quỵ:

  • Nói lắp, khó diễn đạt ý muốn thành lời.
  • Mất cảm giác 1 bên mặt, cười méo miệng, liệt tay hay chân.
  • Gặp khó khăn khi đi bộ, chóng mặt.
  • Tầm nhìn bị giảm hay nhìn thấy một vật thành hai ở một hoặc cả hai mắt.
  • Nhức đầu, có thể kèm theo chóng mặt và ói mửa.
  • Buồn nôn.
  • Đổ quá nhiều mồ hôi.

Trong một số trường hợp, khi một người bị đột quỵ dưới trời nắng nóng (được biết đến với triệu chứng phổ biến là sốc nhiệt – say nắng), bước đầu tiên bạn cần làm đó là đưa họ vào chỗ bóng râm và bật quạt lên. Sau đó, cởi bớt quần áo để tạo sự thông thoáng và sử dụng nước lạnh để làm mát cơ thể của họ trước khi đưa tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

 Ngoài biện pháp này, bạn có thể sử dụng một số cách sau đây để xử lý kịp thời khi bị đột quỵ.

1. Uống nước xoài nguyên chất

  • Lấy 2 đến 3 quả xoài, cho vào nồi nước và đun sôi (không gọt vỏ).
  • Để nguội, sau đó, lấy phần thịt quả xoài và cho vào một cốc nước.
  • Thêm một chút muối, đường và hạt thì là đã rang lên vào cốc xoài.
  • Trộn đều và uống 2 lần mỗi ngày.

2. Nước chiết từ cây rau mùi

Nước chiết từ cây rau mùi trị đột quỵ ngày tết. Nguồn: Internet.
  • Lấy một nhúm lá rau mùi tươi, cho vào máy trộn cùng với một cốc nước và trộn đều.
  • Thêm một ít chanh để uống sẽ giúp cơ thể được thư giãn.

3. Nước chiết từ lá basil

  • Lấy một ít lá basil, cho vào máy trộn và trộn đều.
  • Bạn có thể uống loại nước này mỗi ngày, đặc biệt khi trời nắng gắt để giảm nguy cơ bị đột quỵ.

4. Tỏi

  • Thêm tỏi khi chế biến thức ăn, nướng vài múi tỏi hoặc ăn sống đều giúp hạn chế rủi ro bị đột quỵ.

5. Sữa bơ

Sữa bơ chứa nhiều probiotic giúp cung cấp năng lượng, vitamin và chất khoáng khi cơ thể bị đổ mồ hôi nhiều. Nhờ đó, nguy cơ bị đột quỵ cũng được kiểm soát.

6. Nước dừa

Nước dừa trị đột quỵ. Nguồn: Internet.

Nước dừa vừa giúp làm mát cơ thể vừa cung cấp năng lượng cần thiết. Vì thế, đây là biện pháp tự nhiên không thể bỏ qua để phòng tránh đột quỵ.

7. Lá bạc hà

  • Lấy một ít lá bạc hà, sau đó cho vào máy xay cùng một ít nước.
  • Thêm nửa thìa đường và uống mỗi ngày để hạ nhiệt cho cơ thể.

8. Hạt thì là

  • Lấy 3 đến 4 thìa hạt thì là và ngâm với nước qua đêm.
  • Sáng mai, lọc lấy nước và uống vào mỗi buổi sáng.
  • Nguồn: Gia đình Việt Nam