Dòng sự kiện:

9 bước nuôi dạy con hiệu quả, cha mẹ không nên bỏ qua

Theo Y học cộng đồng
14:01 09/06/2018
Nuôi dạy con cái là một trong những công việc khó khăn và đòi hỏi sự chu toàn nhất trên thế giới - một trong những điều ít nhất mà bạn phải chuẩn bị sẵn sàng. Sau đây là 9 bước nuôi dưỡng con trẻ hiệu quả.

Nuôi dạy con cái là một trong những công việc khó khăn và đòi hỏi sự chu toàn nhất trên thế giới - một trong những điều ít nhất mà bạn phải chuẩn bị sẵn sàng. Sau đây là chín bước nuôi dưỡng con trẻ, có thể giúp bạn cảm thấy sẵn sàng tư thế làm cha mẹ - và tận hưởng việc chăm sóc con cái hơn.

Ảnh: Internet

1. Nuôi dưỡng sự tự ý thức của trẻ

Trẻ em bắt đầu phát triển ý thức tự giác ngay từ khi còn sơ sinh khi trẻ thấy mình qua đôi mắt của cha mẹ. Giai điệu của giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, và mọi biểu hiện của bạn được trẻ tiếp nhận cặn kẽ. Lời nói và hành động của cha mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển ý thức tự giác của trẻ hơn bất cứ điều gì khác.

Ca ngợi những việc làm tốt, cho dù nhỏ, cũng sẽ làm cho trẻ cảm thấy tự hào. Để trẻ tự làm một số việc độc lập sẽ làm cho trẻ cảm thấy mình có khả năng và mạnh mẽ. Ngược lại, việc coi thường ý kiến hoặc so sánh với một đứa trẻ khác sẽ làm cho trẻ cảm thấy mình không có giá trị.

Tránh đưa ra những bình luận gay gắt hoặc sử dụng những từ ngữ "gai góc". Việc bạn nói những điều như "Thật là một điều ngu ngốc!" hoặc "Con hành động còn giống một đứa trẻ hơn em của con!" sẽ gây ra tổn thương giống như những tổn thương thể chất.

Hãy lựa chọn từ ngữ một cách cẩn thận và đầy lòng yêu thương. Hãy để con bạn biết rằng tất cả mọi người đều có sai lầm và bạn vẫn yêu con, ngay cả khi bạn không thích việc chúng đã làm.

2. Nắm bắt điều trẻ làm tốt

Bạn đã bao giờ dừng lại để suy nghĩ xem bạn phản ứng tiêu cực với trẻ bao nhiêu lần trong một ngày? Bạn có thể thấy mình chỉ trích thường xuyên hơn khen ngợi. Bạn cảm thấy gì nếu một ông chủ luôn đối xử tiêu cực với bạn như thế, mặc dù với chủ ý tốt?

Phương pháp tiếp cận hiệu quả hơn là nắm bắt điều trẻ đang làm đúng: "Con chuẩn bị giường ngủ ngay cả khi chưa được yêu cầu - thật là điều tuyệt vời", hoặc "Ba (mẹ) xem con chơi với em gái và con đã rất kiên nhẫn, nhường nhịn em." Những bình luận tốt đẹp như vậy sẽ khuyến khích hành vi tốt của trẻ về lâu dài hơn là cứ suốt ngày chỉ trích điểm xấu của bé.

Để ý tìm kiếm ít nhất một điều gì đó để ca ngợi trẻ mỗi ngày. Hãy rộng lượng với những phần thưởng - thể hiện tình yêu, ôm ấp vuốt ve, và khen ngợi trẻ có thể làm được việc kỳ diệu và thường là phần thưởng xứng đáng cho trẻ. Chẳng bao lâu bạn sẽ tự thấy mình có thêm nhiều hành vi tốt mà bạn chưa từng ngờ tới.

3. Thiết lập các giới hạn và quán triệt các kỷ luật

Kỷ luật là cần thiết trong mỗi gia đình. Mục đích của kỷ luật là giúp trẻ em lựa chọn hành vi có thể được chấp nhận và học cách tự kiểm soát. Trẻ có thể “thử sức” với các giới hạn mà bạn thiết lập, nhưng chúng cần những giới hạn này để trưởng thành thành những người lớn có trách nhiệm.

Thiết lập quy tắc trong nhà sẽ giúp trẻ hiểu được sự mong đợi của bạn và phát triển khả năng tự kiểm soát. Một số quy tắc có thể bao gồm: không xem TV cho đến khi làm xong bài tập, không đánh nhau, chửi rủa, hoặc trêu chọc gây tổn thương nhau.

Bạn có thể đưa ra một loạt các hình phạt “có tính hệ thống”: ban đầu là cảnh báo, tiếp theo là chuỗi các loại cấm đoán theo mức độ nghiêm khắc tăng dần. Một sai lầm phổ biến của các bậc cha mẹ là không tuân theo những hình phạt mà chính mình đã đưa ra. Bạn không thể kỷ luật trẻ vào hôm trước rồi lại bỏ qua cùng một lỗi đó vào hôm sau. Sự quán triệt kỷ luật sẽ dạy trẻ những thứ mà bạn mong đợi.

4. Dành thời gian cho trẻ

Để cha mẹ và con cái có được thời gian ngồi lại với nhau trong một bữa ăn gia đình là một việc khó. Tuy nhiên, có lẽ đó là một trong những điều trẻ con không có gì ước muốn hơn. Hãy dậy sớm hơn 10 phút vào buổi sáng để bạn có thể ăn sáng với con hoặc để yên chén bát trong bồn rửa và đi bộ cùng nhau sau bữa tối. Những đứa trẻ không nhận được sự chú ý mà chúng muốn từ cha mẹ thì thường cố ý có hành động xấu, vì trẻ muốn gây sự chú ý.

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy thích thú khi sắp xếp thời gian ở cùng với con cái. Tạo ra một "đêm đặc biệt" mỗi tuần để được ở bên nhau và để cho trẻ giúp quyết định sẽ làm gì. Hãy tìm nhiều cách khác nhau để kết nối - viết một bức thư hoặc đặt một cái gì đó đặc biệt trong hộp cơm trưa của con.

Thanh thiếu niên dường như cần ít sự quan tâm từ cha mẹ. Vì có rất ít cơ hội mà cha mẹ và thanh thiếu niên gần nhau, cha mẹ nên cố gắng có mặt khi con muốn nói chuyện hoặc tham gia vào các hoạt động gia đình. Tham dự các buổi hòa nhạc, các trận đấu và các sự kiện cộng đồng khác cho phép bạn hiểu thêm về con cái và bạn bè của chúng.

Đừng cảm thấy tội lỗi nếu bạn đi làm cả ngày. Có rất nhiều điều nhỏ bé bạn làm - như làm món bắp rang, chơi bài, đi mua sắm - mà con bạn sẽ nhớ mãi.

5. Hãy là một hình mẫu tốt

Những đứa trẻ học được nhiều điều về cách cư xử bằng cách quan sát cha mẹ chúng. Trẻ càng nhỏ càng dễ bị ảnh hưởng bởi cha mẹ. Trước khi bạn nói hoặc có hành xử xấu trong cơn tức giận trước mặt con, hãy nghĩ về điều này: bạn có muốn con bạn cư xử như vậy khi chúng tức giận? Hãy nhớ rằng bạn luôn được quan sát liên tục bởi con trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em hung hăng thường có mẫu hình bạo lực trong gia đình.

Hãy hình mẫu hóa đặc điểm bạn muốn trau dồi ở trẻ: sự tôn trọng, thân thiện, trung thực, lòng nhân ái, khoan dung. Hãy lên án hành vi ích kỷ. Làm những việc cho người khác mà không mong đợi được đền đáp. Bày tỏ sự cảm ơn và khen ngợi. Và trên hết là đối xử với trẻ theo cách bạn mong đợi người khác sẽ đối xử với bạn.

6. Hãy ưu tiên cho việc giao tiếp

Bạn không thể bắt trẻ làm tất cả mọi thứ chỉ đơn giản là vì cha mẹ đã ra lệnh như vậy. Trẻ muốn và xứng đáng được giải thích như một người lớn. Nếu chúng ta không dành thời gian để giải thích, trẻ em sẽ tự hỏi về những giá trị và động cơ của chúng ta và liệu chúng có thể có lý do gì khác. Cha mẹ dùng lý lẽ với con cái thường giúp con cái suy nghĩ và nhận thức không bị lệch lạc và thiên kiến.

Hãy thể hiện rõ sự mong đợi của bạn. Nếu có vấn đề, hãy mô tả nó, thể hiện cảm xúc của bạn, và rủ con cùng bạn tìm ra giải pháp. Hãy đưa ra nhiều gợi ý và lựa chọn. Đồng thời, bạn cũng nên cởi mở với ý kiến của con. Hãy thương lượng với trẻ. Khi trẻ tham gia vào quá trình quyết định, chúng sẽ có động lực hơn trong việc thực thi việc đó.

7. Linh hoạt và sẵn sàng điều chỉnh cách nuôi dạy trẻ

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy bực bội vì hành vi của trẻ, có lẽ bạn đã có những kỳ vọng không thực tế. Những cha mẹ nào thường nghĩ rằng trẻ "nên" thế này, “nên” thế kia (ví dụ, "Con tôi nên tập ngồi bô ngay bây giờ") có thể thấy hữu ích khi đọc thêm sách hoặc nói chuyện với các phụ huynh khác về sự phát triển của trẻ.

Môi trường dành cho trẻ em có ảnh hưởng đến hành vi của trẻ, vì vậy bạn có thể sửa đổi hành vi bằng cách thay đổi môi trường xung quanh trẻ. Nếu bạn thấy mình liên tục nói "không" với đứa con lên 2, hãy tìm cách để tổ chức lại môi trường xung quanh sao cho trẻ giảm bớt những việc đi quá giới hạn. Điều này sẽ ít gây mệt mỏi hơn cho cả hai.

Khi trẻ lớn lên, bạn cũng sẽ phải thay đổi cách làm cha mẹ. Sự thay đổi này có tác dụng tốt với trẻ vào lúc này, nhưng có thể không còn phù hợp vào một hai năm sau đó.

Thanh thiếu niên có xu hướng ít quan sát cha mẹ hơn và thường đem bạn bè cùng trang lứa ra làm hình mẫu. Nhưng bạn vẫn phải tiếp tục hướng dẫn, khích lệ và đưa ra kỷ luật thích hợp đồng thời với việc cho phép con bạn phát triển tính tự lập của chúng. Hãy tận dụng mọi thời điểm thích hợp để tạo ra sự kết nối với trẻ!

8. Chứng tỏ rằng tình yêu của bạn là vô điều kiện

Là cha mẹ, bạn có trách nhiệm chỉnh sửa và hướng dẫn trẻ . Tuy nhiên, cách bạn hướng dẫn sẽ tạo sự khác biệt trong cách trẻ lĩnh hội những điều đó.

Khi bạn phải đối đầu với trẻ, hãy tránh đổ lỗi, chỉ trích, hoặc luôn tìm lỗi sai của con. Những điều này sẽ làm giảm lòng tự trọng và có thể dẫn đến sự oán giận ở trẻ. Thay vào đó, hãy cố gắng xây dựng và khuyến khích trẻ, thậm chí ngay cả khi kỷ luật chúng. Hãy chắc chắn để trẻ biết rằng mặc dù bạn muốn và kỳ vọng điều tốt hơn vào lần tới, bạn vẫn luôn yêu thương chúng.

9. Biết rõ nhu cầu riêng và giới hạn của bạn khi làm 

Hãy hiểu rằng bạn là một phụ huynh không hoàn hảo. Bạn có điểm mạnh và cả điểm yếu của một người quản lý gia đình. Hãy nhận thức rõ khả năng của bạn - "Tôi yêu thương và tận tâm với con cái." Cố gắng hạn chế những điểm yếu của mình - "Tôi cần phải quán triệt kỷ luật hơn nữa." Cố gắng có những mong đợi thực tế hơn cho bản thân, cho vợ hoặc chồng của bạn, và con bạn. Bạn không cần phải có tất cả các câu trả lời - hãy dễ dãi hơn với chính mình.

Hãy xem việc làm cha mẹ như là một công việc có thể quản lý. Tập trung vào những việc cần chú ý nhất hơn là cố gắng giải quyết tất cả mọi thứ cùng một lúc. Hãy biết chấp nhận khi bạn đã kiệt sức. Bạn cũng nên Hãy dành thời gian nghỉ ngơi để làm những việc khiến bạn hạnh phúc.

Tập trung vào nhu cầu riêng không có nghĩa là bạn ích kỷ. Nó chỉ có nghĩa đơn giản là bạn đang quan tâm đến hạnh phúc của chính mình, và đó cũng là một điều quan trọng để làm gương cho trẻ.

Nguồn: Gia đình Việt Nam