Dòng sự kiện:

9 lời khuyên của FBI để phòng tránh việc trẻ bị thất lạc, bắt cóc

15:11 24/07/2016
Để tránh cho con rơi vào tình huống nguy hiểm không mong muốn như bị thất lạc, bắt cóc, theo các chuyên gia FBI, cha mẹ cần dạy cho con những kỹ năng này ngay từ khi còn nhỏ.

Ngày nay, những kẻ bắt cóc trẻ em có hành động rất táo tợn. Thậm chí giữa ban ngày, chúng có thể ngang nhiên cướp trẻ từ tay bố mẹ trong sự bất lực của họ. Vậy làm sao để cha mẹ có thể chủ động ứng phó và phòng tránh việc trẻ bị thất lạc, bắt cóc? Dưới đây là những lời khuyên hữu ích của FBI:


1. Rèn luyện cho trẻ khắc cốt ghi tâm việc tiếp xúc với người lạ: luôn quy định một mật khẩu cho trẻ, bất cứ ai tiếp xúc đưa trẻ đi, bế trẻ đều phải đọc đúng mật khẩu. 

2. Trước khi rời khỏi nhà hoặc trường học, đặt mảnh ghi chú vào trong túi của mỗi trẻ đó bao gồm tên của trẻ và người chăm sóc (bố mẹ), số điện thoại hoặc người phụ trách có thể liên lạc thường xuyên được.

Không nên đề địa chỉ nhà bởi vì bạn chắc chắn không muốn người lạ nói với con mình rằng người đó phải đón trẻ về nhà mình. 

3. Trước khi đến các địa điểm công cộng, đảm bảo tất cả các thành viên trong gia đình đã biết kế hoạch đi chơi, mua sắm… nếu như các thành viên muốn đi tách riêng theo sở thích mỗi người.

Gia đình phải quy định ra một điểm gặp gỡ mà được tất cả các thành viên tán thành, ví dụ khu vực đài phun nước tại các trung tâm mua sắm ngoài trời hoặc nhà thuốc ở trung tâm mua sắm.

Hãy chắc chắn rằng con bạn hiểu rằng cháu không được phép rời khỏi bạn ngoài việc đi đến nơi hẹn đã thoả thuận trước đó. Nếu lạc, cháu phải biết đến chỗ nào như: chỗ làm việc của nhân viên bảo vệ, quản lý cửa hàng…

Cháu không được phép ngồi một mình và trông giống như bị lạc vì thái độ như thế có thể thu hút sự chú ý của kẻ bắt cóc. 

4. Nếu trẻ được trang bị điện thoại di động, điện thoại có thể tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm của cha mẹ khi trẻ bị lạc. Trang bị cho trẻ số của bố, mẹ, người thân, cảnh sát….

Do đó, sẽ rất tốt nếu có thể trang bị điện thoại cho trẻ (lưu ý: tất nhiên với sự giám sát của bố mẹ về các khoản tiền nộp vào điện thoại và đảm bảo điện thoại phải còn phí đủ để sử dụng khi đi ra ngoài). 

5. Khi đi đến những nơi đông người như công viên vui chơi giải trí, sử dụng một máy ảnh trong điện thoại của bạn (nếu có máy ảnh) để chụp ảnh tất cả thành viên nhỏ trong nhóm của bạn.

Vì vậy, có những bức ảnh cho thấy vóc dáng và quần áo mà trẻ đang mặc, hình ảnh này có thể sử dụng cho một cuộc tìm kiếm nếu chuyện không may xảy ra. Hoặc thậm chí hình ảnh này có thể được sao chép, và gửi cho người khác nếu cần thiết để cùng tìm trẻ. 

6. Cho trẻ mặc quần áo màu sắc sặc rỡ, đặc biệt là màu vàng và xanh lá cây, màu nóng, mạnh để giúp tìm kiếm trẻ trong trường hợp thất lạc, mất tích.

Bởi vì sẽ rất khó nếu trẻ thấp bé có thể bị người lớn che khuất. Chúng tôi cũng đề nghị bạn mang một khăn tay hoặc khăn lớn mà bạn có thể cầm đầu tay và vẫy, như vậy trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy bạn từ xa. Đừng quên dặn trẻ về điều này trước khi chương trình bắt đầu. 

7. Nếu bạn là một thành viên không thể thiếu của nhóm, ngay lập tức thông báo cho các nhân viên bảo vệ. Hầu hết các trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí, và các khu công cộng khác có các thủ tục khẩn cấp mà họ có thể thực hiện. Ví dụ như kêu gọi các con qua loa phóng thanh và đóng tất cả các lối ra, để đảm bảo cho con của bạn không chạy ra khỏi khu vực trên một mình hoặc tránh việc những kẻ bắt cóc đưa trẻ đi.

Bộ phận an ninh bảo vệ ngay lập tức sẽ thông báo cho tất cả nhân viên của cửa hàng hoặc nơi mà trẻ em bị lạc và sẽ bắt đầu xem video của tất cả các camera an ninh. Khi tìm kiếm, hãy đứng trên một ví trí cao hơn so với đám đông và thu hẹp việc tìm kiếm của bạn bằng cách nhìn vào màu sắc quần áo của trẻ.

8. Nếu tìm thấy trẻ, hãy nhanh chóng động viên trẻ thay vì la mắng. Bạn phải thể hiện cho trẻ thấy rằng bạn rất nhớ trẻ và sau này, dù có đi đâu, trẻ cũng luôn luôn phải ở cạnh bạn.

Nếu bạn mắng trẻ có nghĩa bạn mắc thêm tội với trẻ khi để trẻ vừa trải qua một phen hoảng loạn lại còn bị la mắng, điều đó thật không hay, đúng không?

9. Cuối cùng, quan trọng nhất là thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động cộng đồng, đặc biệt là các chương trình kỹ năng sinh tồn cho trẻ. Như vậy trẻ sẽ chủ động và tránh, cũng như giảm thiểu khả năng bị lạc hay bị dụ dỗ khi ở một mình.