Dòng sự kiện:

Ai cũng tưởng dạy con theo những cách này là làm hư con, nhưng thực tế không phải như vậy

10:15 17/04/2018
Một số quan niệm không đúng đắn về việc làm hư con khiến cha mẹ có những cách dạy con và thể hiện tình yêu thương sai lầm.

Phim ảnh về các cậu ấm cô chiêu sang chảnh sinh ra trong gia đình giàu sang, quyền quý, thích gì được nấy, chỉ làm theo ý mình luôn hấp dẫn khán giả. Nhưng bên cạnh đó, dư luận lại cũng chẳng ngại ngần lên án những đứa trẻ hư. Thật không may, điều đó đã làm sai lệch cách cha mẹ nhìn nhận về thời thơ ấu. Không những thế, nó còn tạo ra nỗi sợ hãi có thực về việc nuôi dạy con đúng đắn, giàu tình yêu thương có thể làm hư trẻ. Điều này thật sai lầm!

Dưới đây là những quan niệm sai lầm về việc cha mẹ làm hư con cái:

Trẻ sơ sinh có thể hư vì được ôm ấp, cưng nựng quá nhiều

Có quan niệm cho rằng ôm ấp, cưng nựng, chăm chút bé quá nhiều sẽ khiến đứa trẻ dễ hư khi lớn hơn. Có vẻ như suy nghĩ này chủ yếu là của những người từng trải qua năm tháng cơ hàn, vất vả, khi sự chăm chỉ và lao động cật lực đồng nghĩa với sinh tồn. Cho rằng trẻ được cưng nựng quá nhiều dễ đòi hỏi và biết cách đánh vào điểm yếu của cha mẹ để vòi vĩnh bằng được thứ mình muốn là một ý tưởng cực kỳ sai lầm.

Cho rằng trẻ được cưng nựng quá nhiều dễ đòi hỏi và biết cách đánh vào điểm yếu của cha mẹ để vòi vĩnh bằng được thứ mình muốn là một ý tưởng cực kỳ sai lầm (Ảnh minh họa).

Trẻ sơ sinh cần cha mẹ để được yêu thương, quan tâm, chăm sóc, đặc biệt trong vài tháng đầu đời. Quan trọng hơn thế, sự gần gũi, âu yếm, những thủ thỉ được chia sẻ cùng cha mẹ trong những tháng đầu tiên giúp trẻ phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn nhận thức.

Trẻ phát triển tốt nhất khi được hỗ trợ và ủng hộ; khi nhu cầu của trẻ được đáp ứng cùng với tình yêu thương. Một đứa trẻ bị thiếu thốn sự quan tâm hay lớn lên trong điều kiện quá dễ dãi, thoải mái sẽ không khiến trẻ trở thành những con người mạnh mẽ, vững vàng. Và nếu được âu yếm, cưng nựng, trẻ cũng không vì thế mà hư hỏng. Chỉ tập trung nuôi dưỡng trẻ về thể chất mà không có đủ sự gần gũi, yêu thương từ cha mẹ, trẻ khó lòng phát triển tốt.

Kỷ luật nghiêm khắc mới giúp trẻ không hư

Không ít người có tư tưởng "không dùng roi vọt" sẽ làm hư trẻ, hay nói khác đi họ đồng tình với việc làm "yêu cho roi cho vọt".

Các hình thức kỷ luật bằng đòn roi đã được khoa học chứng minh là có liên quan tới hành vi chống đối xã hội và tạo nên những đứa trẻ "nhiều vấn đề" khi trưởng thành. Nói rộng ra, các hình thức kỷ luật hà khắc khi nuôi dạy trẻ đã được các nghiên cứu chứng minh phần nhiều chỉ đem lại tác hại, thậm chí hậu quả tiêu cực của nó kéo dài đến 10 năm sau. Một số ảnh hưởng tiêu cực điển hình của việc đánh đòn con như nó khiến trẻ hung hăng, dễ bị trầm cảm hơn, nó tạo thành vết sẹo tâm lý trong lòng trẻ.

Nói như vậy không có nghĩa là trẻ không cần các giới hạn. Nhưng cũng cần sự đảm bảo an toàn rằng trẻ được yêu thương, được ủng hộ. Đau đớn về thể xác gây ra bởi ai đó lớn hơn, mạnh hơn không phải là cách để xây dựng tình yêu, sự tin tưởng. Không có tình yêu, sự tin tưởng, thật khó để xây dựng lòng thương cảm và trí thông minh cảm xúc - những thứ có vai trò cực kỳ quan trọng để nuôi dạy những đứa trẻ.

Trẻ hư vì được sở hữu điều kiện vật chất quá đầy đủ

Một trong những tác động lớn nhất đến trẻ chính là hành vi của cha mẹ. Có quan niệm cho rằng trẻ hư, luôn thích làm theo ý mình thường là con của những cha mẹ chỉ thích làm theo ý mình. Những ông bố, bà mẹ coi trọng vật chất, quá thực dụng, coi hưởng thụ và tiền bạc là mục tiêu tối thượng có nguy cơ cao sẽ làm hỏng con cái mình.

Tuy nhiên, các chuyên gia đã chỉ ra những phụ huynh trân trọng sự phóng khoáng, bao dung, vì người hơn vì mình có khả năng sẽ truyền lại những phẩm chất đó cho con, bất chấp trẻ có được đáp ứng mọi thứ mà chúng đòi hỏi hay không. Đặc biệt trong xã hội ngày nay, thực tế đã chứng minh quan niệm trẻ hư vì được sở hữu điều kiện vật chất dư dả là sai lầm.

Trẻ hư khi vì nhận được nhiều lời khen ngợi

Khen ngợi, trao cho trẻ phần thưởng nhằm kích thích hành vi ở trẻ, chẳng hạn tặng trẻ kẹo sau khi trẻ lau sạch phòng mình được gọi là những hành vi củng cố tích cực của cha mẹ.

Có một quan niệm cho rằng càng khen ngợi trẻ sẽ càng dễ hư hỏng nên không ít cha mẹ đã "tiết kiệm" tối đa lời khen dành cho trẻ.

Thực tế cho thấy những lời khen ngợi rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, khen ngợi trẻ nên tập trung vào việc trẻ làm chứ không phải bản chất con người trẻ. Nói khác đi, cha mẹ không nên khen trẻ thông minh, đẹp trai, xinh xắn. Cha mẹ có thể tiếp tục áp dụng khen ngợi con nhưng sẽ tốt hơn nếu họ nói: "Bố/mẹ thực sự thích cách con kiên trì làm việc đó dù đã mệt", thay cho "Con là một cầu thủ bóng đá tuyệt vời!".

Nguồn: Father, Parent/Helino