Dòng sự kiện:

Bài thuốc dân gian chữa bệnh sởi cho trẻ hiệu quả

08:06 21/03/2017
Bệnh sởi lây truyền rất nhanh qua giao tiếp, hắt hơi, ho làm bắn những giọt nước bọt vào không khí, người lành hít vào qua miệng hoặc mũi sẽ bị nhiễm bệnh.

Sởi thường xuất hiện nhiều vào cuối năm cũ, đầu năm mới. Không chỉ gây các biến chứng như kiết lỵ ra máu mũi, tiêu chảy kéo dài, viêm phổi, sởi còn có thể là nguyên nhân gây còi xương, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi nếu không được điều trị đúng.

Để chữa trị, bạn có thể dùng một trong các bài thuốc dân gian dưới đây:

1. Tía tô: Hạt lá tía tô 30g, sắn dây 25g, kinh giới, mạch môn mỗi thứ 20g, cam thảo 5g. Tất cả sấy khô, tán bột mịn đóng gói 3g. Với trẻ em 1- 3 tuổi uống ngày hai gói, từ 3 -5tuổi uống ngày 4 gói, từ 5 tuổi trở lên uống ngày 6 gói.

Cách dùng: Hãm thuốc với nước sôi lọc trong hoặc uống cả bã. Thuốc chỉ dùng trong 3 ngày, chỉ uống giai đoạn đầu, khi sởi đã mọc đều. Trẻ bị tiêu chảy không nên uống.

2. Hoa nhài: Lấy 5-6 lá cây hoa nhài, hoặc lấy một cái nấm hương, cho vào một chén nước, đun sôi kỹ, để gần nguội cho uống. Trong khi mới lên sởi một hai ngày đầu, nếu trẻ có tiêu chảy mỗi ngày dùng 3-4 lần cũng không ngại, khi sởi mọc sẽ bớt tiêu chảy. Sởi mọc được hai, ba ngày mà các cháu ho nhiều, có khi ho khản cả tiếng thì nên lấy độ 10 lá diếp cá hoặc độ 20 lá cúc mốc, rửa sạch bằng nước muối, giã nhừ, vắt lấy nước cốt cho uống từng thìa nhỏ, uống dần dần.

3. Mùi già: Lấy một nắm lá mùi già, đổ vào với hai bát nước đun sôi kỹ, để cho ấm, rồi lấy khăn mặt sạch thấm nước đó lau toàn thân cho người bệnh. Hoặc lấy một nắm mùi già với một chén rượu đun sôi để nguội rồi phun từ cổ đến chân và lưng bụng (tránh đầu, mặt). Phun xong ủ ấm cho ra mồ hôi. Tiếp đó cho uống những vị thuốc đã nói trên. Chỉ nên uống độ 2-3 thang.

Sau 3-4 ngày, sởi đã bay thì nên cho trẻ ăn các thứ dễ tiêu như: Cháo đường, canh rau ngót nấu cá trê, hoặc cá rô. Không nên cho ăn nhiều thịt. Nếu ăn thịt, chỉ nên cho ăn thịt nạc, không nên cho ăn quá no. Nấu nước lá thơm gồm lá sả, lá kinh giới, lá mùi già để lau cho sạch, không phải xông.

Lưu ý:

Hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói, nội tạng động vật, bánh kem, chocolate… Đây là những thức ăn rất dễ sinh đàm nhiệt, thấp nhiệt, động hỏa, cũng không có lợi cho người bệnh sởi.

Nếu trẻ bị dị ứng khi ăn các thức ăn (như trái cây sấy khô, các loại hải sản như cua, ốc, nghêu, sò, mực, cá biển, đậu phộng, chocolate, pho mát, sữa, trứng, phụ gia thực phẩm, các chất cay nóng, gây kích thích) thì nên tránh, không được dùng.

Cần phân biệt bệnh sởi với phát ban dị ứng (trẻ thường phát ban từng mảng, dạng mề đay, ngứa) và phát ban trong các bệnh khác (như tinh hồng nhiệt, nhiễm trùng...). Các biến chứng của sởi thường rất nặng nên cần phát hiện sớm các biến chứng sau khi mắc sởi, đặc biệt là sau khi ban bay hết mà trẻ vẫn còn sốt.

Theo Gia đình Việt Nam