Dòng sự kiện:

Bạn có biết vì sao mình lại thức dậy vào đúng 1 thời điểm mỗi đêm?

Theo Thể thao văn hóa
08:16 13/06/2017
Bạn đã cố tình đi ngủ sớm vì hôm sau có một buổi hẹn quan trọng, nhưng rồi đột nhiên bạn thức giấc giữa đêm và không thể nào ngủ lại nữa. Trời vẫn tối và đồng hồ báo hiệu bạn còn được ngủ tới 5 tiếng nữa.

Bạn chợt nhớ đêm hôm trước và trước nữa, bạn cũng thức giấc vào đúng giờ này. Bạn cảm thấy trằn trọc không yên chút nào.

Tình trạng này không hẳn hoàn toàn xa lạ với đa số chúng ta. Nhưng tại sao cơ thể lại quyết định phải thức dậy vào đúng giờ đó mỗi đêm, khiến cho quá trình hồi phục sinh lực của bạn bị gián đoạn?

Nhiều giả thuyết cho rằng thức dậy vào cùng 1 thời điểm mỗi đêm báo hiệu một bộ phận nào đó hoặc cảm xúc liên quan tới nó gặp vấn đề. Đông y cho rằng cơ thể đang cố gắng thông báo với não về tình trạng của một cơ quan, hoặc một trạng thái tinh thần cứ trỗi dậy vào đúng một thời điểm trong đêm. 

Có nhiều người thức dậy giữa đêm và không thể ngủ lại.

Đồng hồ sinh học là công cụ chỉ đường quan trọng cho bạn, không chỉ ban đêm mà cả ban ngày. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem thời điểm tỉnh giấc nói lên điều gì nhé:

Từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng

Đây là thời điểm túi mật tiết ra dịch mật đắng, cần thiết cho tiêu hóa và hấp thụ. Dịch mật này rất quan trọng đối với cơ thể nhưng nếu bạn cứ tỉnh giấc vào giờ này, nghĩa là túi mật đang bị kích thích. Y học cổ truyền cho rằng túi mật có liên quan đến cảm giác lo lắng và oán giận. Nếu thức vào giờ này mỗi đêm, đồng nghĩa có gì đó đang khiến bạn lo lắng, giận dữ.

Từ 1 đến 3 giờ sáng

Đây là thời điểm cơ thể thanh lọc độc tố bằng cách loại bỏ cặn bã ra khỏi máu và các mô. Bộ phận quan trọng nhất trong quá trình thanh lọc này là gan. Nếu thường xuyên thức dậy vào giờ này, có thể do trong ngày bạn đã uống nhiều rượu và cà phê. Bên cạnh đó, bạn cũng đang chất chứa quá nhiều cảm xúc tiêu cực trong đầu. Do vậy, hãy suy nghĩ thông thoáng để dập tắt những điều khiến bạn lăn tăn nhé.

Đừng để những cảm xúc tiêu cực khiến bạn thức giấc nửa đêm.

Từ 3 đến 5 giờ sáng

Thời điểm này, máu và oxy đang được bơm đến các cơ, bổ sung oxy cho tế bào. Phổi là bộ phận quan trọng nhất tham gia vào quá trình này. Y học cổ truyền gắn phổi với cảm giác đau buồn, mất mát. Có thể bạn không nhận được sự hỗ trợ tinh thần từ người thân, bạn bè nên mới hay thức giấc vào giờ này.

Từ 5 đến 7 giờ sáng

Giống như gan, đại tràng là điểm đến cuối cùng của những thức ăn không được hấp. Nếu bạn thức dậy vào giờ này và muốn đi toilet, có nghĩa đại tràng đang muốn tống hết cặn bã ra ngoài. Về mặt tâm lí học, có thể bạn đang ở giữa chừng một vấn đề gì đó, có chuyện gì đang treo lơ lửng trong đầu mà lẽ ra bạn phải giải quyết dứt điểm cho xong.

Tâm trạng mông lung, lừng chừng khiến bạn thường xuyên tỉnh giấc vào tờ mờ sáng.

Từ 7 đến 11 giờ sáng

Nhiều người có thói quen ngủ nướng và khung giờ này vẫn đang lăn lóc trên giường, hoặc bạn ngủ bù cho đêm hôm trước phải thức khuya. Thời điểm này, dù bạn thức hay ngủ thì dạ dày và lá lách cũng gửi tín hiệu đến não bộ để thông báo cho bạn biết rằng 2 bộ phận này đang khó chịu, có thể do tụt năng lượng hoặc cảm thấy lo lắng. Cũng có thể đơn giản chỉ là đói bụng, vì vậy bạn nên đi ăn sáng nhé.

Từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều

Đây là thời điểm hoạt động của tim và ruột non, có liên quan đến vấn đề giao tiếp và các mối quan hệ trong cuộc sống. Do đó, nếu cảm thấy khó chịu trong thời gian này, bạn nên ăn vặt một chút hoặc chat chit với ai đó. Cả 2 cách này đều giúp nâng đỡ tinh thần của bạn. 

Ăn vặt một chút sẽ giúp bạn tươi tỉnh hơn.

Từ 3 đến 7 giờ chiều

Gần về chiều tối là thời điểm bạn kết thúc những sự kiện trong ngày. Cảm thấy kiệt sức vào lúc này là do bạn chưa hài lòng với kết quả và hoạt động trong ngày của mình, cũng có thể do bạn ăn uống không tốt lắm. Bàng quang và thận đại diện cho những nguồn lực của cơ thể, cần phải được bảo quản và thanh lọc mỗi ngày. Do đó hãy ăn uống đầy đủ và nghiêng nhiều về rau xanh, trái cây bạn nhé.

Tóm lại, nếu cứ liên tục thức dậy vào cùng một thời điểm giữa đêm, bạn nên ra soát lại đời sống của mình trong những ngày gần đó. Ăn kiêng, thói quen xấu, quan hệ xã hội phức tạp, công việc căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và nhịp sinh học của bạn. Chỉ khi bạn ăn uống đầy đủ, vận động thường xuyên và thanh thản tâm trí thì nhịp sinh học mới trở lại bình thường. Do đó, hãy giải quyết cái gốc rễ trước đã bạn nhé. 

Một mẹo nhỏ là bạn có thể ăn bắp rang (bỏng ngô) vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đối với một số người, thực phẩm này có thể giúp họ ngủ bảnh mắt tới sáng như vừa uống thuốc mê. Đó là lí do khi đi xem phim rạp vào buổi tối, bạn đừng tiếc tiền mua bỏng ngô nhé.

Nguồn: Gia đình Việt Nam