Dòng sự kiện:

Bạn đang sử dụng sai cách các thực phẩm này mà không biết!

Theo Redbookmag
09:30 25/03/2017
Cà chua không nên ăn sống mà nên làm chín, súp lơ nên hấp hơn là luộc và xào. Táo và lê thì nên để chín hẳn mới ăn.

Nhiều người có thói quen ăn cà chua sống vì nghĩ rằng nó sẽ bảo toàn được các vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, trên thực tế, cà chua khi được nấu chín có lợi hơn nhiều, giúp phòng ngừa bệnh tim mạch và ung thư. Bạn có thể hấp, xào hoặc nấu canh chua đều rất dễ ăn.

Cà rốt cũng tương tự. Theo các nghiên cứu khoa học, cà rốt nấu chín, lượng chất carontene hấp thụ vào cơ thể khi ăn tốt hơn cà rốt sống. Bạn có thể hầm chung cà rốt với các món thịt bò, sườn... đều rất ngon. Tuy nhiên nên lưu ý rằng bạn cũng không nên ăn cà rốt nấu quá kỹ.

Súp lơ xanh là thực phẩm đầu bảng chống ung thư nhưng không phải cứ luộc ăn là có thể tận dụng được tối đa công dụng của nó. Luộc hay xào đều làm mất đi một lượng lớn vitamin C, chất chống oxy hóa, chất ngăn ngừa ung thư. Hấp là cách tốt nhất so với các phương pháp nấu ăn khác.

Chất allicin- enzym chống ung thư trong tỏi cần có sự tiếp xúc với không khí mới có thể phát huy được hết tác dụng. Vì thế cách băm nhuyễn tỏi là phù hợp nhất. Bạn nên dùng tỏi băm để ngoài không khí trong 10 phút, điều đó sẽ làm cho các dưỡng chất hoạt động một cách tối đa.

Bạn thường cho rằng cho hoa quả vào tủ lạnh là cách bảo quản tốt nhất nhưng sự thật không phải vậy. Những loại quả có nhiều nước nên hạn chế cho vào tủ lạnh vì để thời gian dài sẽ khiến chúng mềm nát và thay đổi hẳn mùi vị. Cất giữ cam trong tủ lạnh chỉ làm nó dần dần héo đi và không còn tươi ngon. Để chuối trong tủ lạnh cũng không phải cách hay. Tốt nhất bạn nên để ở nơi mát và dùng trong ngày.

Trà sữa là thức uống khoái khẩu của nhiều người nhưng nó có tác dụng gì về mặt sức khỏe. Bạn có thể nghĩ rằng sữa và trà đều là 2 loại nguyên liệu tốt cho sức khỏe tuy nhiên khi kết hợp với nhau chúng dường như chẳng còn ích lợi gì. Các nghiên cứu cho rằng việc cho sữa vào trà không ảnh hưởng gì đến chất oxy hóa trong trà nhưng chúng cũng không có lợi ích cho hoạt động của tim mạch. Hơn thế nữa protein trong sữa có thể gây kết tủa với chất catechin trong trà gây khó hấp thụ, khó tiêu. Bạn không nên uống trà sữa quá nhiều trong một tuần.

Hoa quả luôn bổ nhất khi chín cây nhưng lý thuyết này không đúng với táo và lê. Bạn chỉ nên ăn táo và lê khi chúng đã chín hẳn để hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Tương tự với khoai tây, lớp vỏ của chúng cũng chứa nhiều dưỡng chất bổ dưỡng cho sức khỏe. Nhiều người e ngại việc khoai tây ở dưới đất nên mất vệ sinh, bạn chỉ cần ngâm rửa cẩn thận thì điều này không còn quá đáng ngại. Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc đổi món với khoai tím, theo các chuyên gia thì chúng tốt hơn là các loại khoai trắng bình thường.

Khi chế biến bí đỏ, nhiều người bỏ đi lớp vỏ bên ngoài của chúng. Trên thực tế, vỏ bí đỏ rất giàu kẽm và beta carotene nên không chỉ giúp bạn duy trì da và móng khỏe mạnh mà còn giúp bảo vệ tim mạch, chống ung thư. Bạn có thể chế biến các món bí đỏ hấp, xào mà giữ nguyên lớp vỏ bổ dưỡng.

Nguồn: Gia đình Việt Nam