Dòng sự kiện:

Bất ngờ công dụng thực phẩm thường nhật chữa giun sán

15:00 21/07/2015
Khi thấy bé đau bụng, táo bón, buồn nôn thì đó là dấu hiệu của bệnh giun sán mà mẹ cần chú ý bảo vệ trẻ.

 

 

 

Trẻ em là đối tượng hay mắc ký sinh trùng nhất, đặc biệt là gium. Trẻ bị nhiễm giun khi sinh hoạt không sạch sẽ: thức ăn và uống nước không sạch, không rửa tay trước khi ăn và sau khi vệ sinh. Khi thấy bé đau bụng, táo bón, buồn nôn thì đó là dấu hiệu của bệnh giun sán mà mẹ cần chú ý bảo vệ trẻ.


Dưới đây là một số phương pháp ngăn ngừa bệnh đường ruột và giun sán hữu hiệu, cha mẹ nên dùng:

Hạt bí ngô


Các nghiên cứu đã chỉ ra: hạt bí ngô có tác dụng  giống như thuốc tẩy giun sán tự nhiên trong hệ tiêu hóa, có nghĩa là chúng có thể chữa bệnh ký sinh trùng đường ruột.  Giải thích cho điều này, các nghiên cứu cho biết: khi ăn hạt bí ngô, các ký sinh trùng sẽ bị tê liệt bởi các hợp chất trong hạt và không thể bám vào thành ruột. Lúc này, chúng sẽ bị đẩy ra ngoài thông qua đường tiêu hóa.

Hành


Trong hành có chứa các hợp chất lưu huỳnh – chất có tác dụng chống ký sinh trùng cực kì hiệu quả Nước ép hành tây là phương pháp điều trị hữu ích đối với giun kí sinh đường ruột, đặc biệt là sán dây và giun sợi. Nếu bị nhiễm giun, hãy uống 2 muỗng cà phê nước ép hành tây,chia làm 2 lần/1 ngày trong 2 tuần liên tiếp.

Tỏi


Tỏi có lẽ là loại thực phẩm đa chức năng nhất trong danh sách dưới đây. Ngoài là gia vị cho các món ăn, chúng còn là một loại thảo mộc tác dụng mạnh như một liều thuốc.Tỏi đặc biệt hữu íchtrong việc thải ký sinh trùng như giardia và giun đũa ra khỏi cơ thế.

Dầu dừa

Dừa là một loại trái cây chứa rất nhiều dinh dưỡng và các chất có lợi cho cơ thể, đặc biệt là thành phần chất bão hòa tự nhiên có trong chúng.Dầu dừa còn giúp giải độc hệ tiêu hóa và có thể ngăn chặn sự phát triển của sán dây.

Dứa


Loại trái cây này không chỉ có hương thơm đặc trưng và mùi vị hấp dẫn, chúng còn chứa các enzyme bromelain tiêu hóa (enzyme phân giải protein), giúp loại bỏ ký sinh trùng, chẳng hạn như sán dây.

Hạt đu đủ


Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người dùng mật ong kết hợp cùng với hạt đu đủ cho kết quả rất khả quan với 23/30 trường hợp đào thải được kí sinh trùng ra môi trường ngoài qua tiêu hóa.Hạt đu đủ có hương vị hơi cay riêng biệt. Bạn có thể ăn chúng trực tiếp, hay rắc lên cùng xà lách và các món ăn khác, cũng giống như khi bạn dùng hạt bí ngô. Đối với những người không sợ ăn cay, có thể thử cho hạt đu đủ vào trong một ly sinh tố.

Hạnh nhân

Theo một nghiên cứu được công bố gần đây, hạnh nhân có tác dụng chống ký sinh trùng hiệu quả. Chúng hoạt động bằng cách kích thích đường ruột và ngăn cản sự phát triển ký sinh trùng trong ống tiêu hóa. Vai trò này được cho có liên quan với nồng độ cao các axit béo trong hạnh nhân.

Ngải cứu


Ngoài khả năng của hỗ trợ tiêu hóa, giải quyết các vấn đề túi mật, hay chữa chứng mất cảm giác ngon miệng, cây ngải cứu còn là phương tiện hiệu quả chống lại sự phá hoại của giun tròn và các loại ký sinh trùng khác.

Ngải cứu thường được uống dưới dạng trà, nhưng để đạt hiệu quả như mong muốn, hãy sử dụng tinh dầu ngải cứu để chống lại các chứng bệnh nhiễm kí sinh trùng.

Lựu

Vỏ lựu thường được sử dụng như một phương thuốc hiệu quả cho người bị tiêu chảy và bệnh lỵ. Đây cũng là điều kiện để chúng giúp cơ thể loại bỏ kí sinh trùng đường ruột. Đặc biệt là giun.

Cũng như các loại thảo dược khác, bạn nên tham khảo ý kiến một chuyên gia y tế và sử dụng cẩn thận để tránh tình trạng nôn ói không mong muốn. 

 

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin