Dòng sự kiện:

Bé đi kiễng chân liên quan đến bệnh tự kỷ

20:54 17/06/2015
Theo tiến sĩ Nhi khoa Michael Copeman, những tổn thương ở hệ thần kinh có thể làm các cơ chân bị chặt, khiến bé không đứng được bình thường.

Không ít các bậc cha mẹ than phiền rằng con của họ thường kiễng chân trong giai đoạn đầu mới tập đi. Điều này khiến bé chậm biết đi hơn so với những đứa trẻ khác và thường xuyên bị vấp ngã. Một số cha mẹ lại lo lắng không biết việc bé đi kiễng chân như thế có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của bé không hay bé có phát triển bình thường không?


Ảnh minh họa

Theo tiến sĩ Nhi khoa Michael Copeman (Sydney, Australia), đây là một giai đoạn bình thường mà nhiều đứa trẻ đều trải qua, đặc biệt là ở các bé trai. Nhưng qua nghiên cứu nhiều trường hợp, tiến sĩ cũng nhận thấy rằng việc bé đi kiễng chân có thể liên quan đến bệnh tự kỷ. Ông khuyên các bậc cha mẹ cho bé đi khám chuyên khoa về thần kinh, hệ cơ và sự phát triển vì trong trường hợp này, có thể các cơ ở bắp chân của bé quá chặt. Tiến sĩ Copeman giải thích rằng những tổn thương ở hệ thần kinh có thể ảnh hưởng tới các cơ: “Nó có thể là dấu hiệu của tổn thương hệ thần kinh, ví dụ như với trẻ bị bại não”.

Tuy vậy, tiến sĩ Copeman cũng trấn an bố mẹ đừng quá lo lắng vì có nhiều cách để xử lý vấn đề này. “Nếu trẻ gặp vấn đề về thần kinh và cơ bắp, phương pháp điều trị hiện nay là tiêm botulinum toxin dưới sự kiểm soát chặt chẽ vào chân cho tới khi đạt được sự cân bằng và bé giẫm cả bàn chân đi lại trên sàn”, tiến sĩ cho biết.

Bố mẹ cần quan sát kỹ để phân biệt đâu là dấu hiệu bất thường của bé (hầu hết tất cả các bé đều có lúc thích đi kiễng chân). Nếu bé có các dấu hiệu dưới đây, bố mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể:

- Bé đi kiễng chân mọi lúc
– Cơ bắp cứng.
– Bé không thể đặt cả bàn chân ngay cả trên mặt phẳng và thiếu sự phối hợp.
– Không đạt được các mốc phát triển theo độ tuổi hoặc bị mất đi các kỹ năng trước đó học được.
– Tiếp tục đi kiễng chân sau 2 tuổi.

Theo Ngôi sao