Dòng sự kiện:

Bé mắc lỗi, mẹ hãy kiên nhẫn cho con cơ hội để sửa sai

20:12 17/02/2016
Mặc dù trong cuộc sống hàng ngày, bé nhà bạn rất ngoan nhưng không tránh khỏi những khi mắc lỗi, và không phải trẻ nào cũng dễ dàng nhận lỗi do mình gây ra.

[mecloud]FuOgAPO9UF[/mecloud]

Làm cha mẹ thật sự không dễ dàng, đặc biệt với những người lần đầu làm cha làm mẹ. Nuôi con đã vất vả, chăm con lại càng khó hơn, nhất là mỗi khi phải xử lý những tình huống do ccác bé gây ra càng không dễ.

Mặc dù trong cuộc sống hàng ngày, bé nhà bạn rất ngoan nhưng không tránh khỏi những khi mắc lỗi, và không phải trẻ nào cũng dễ dàng nhận lỗi do mình gây ra.

Tuy nhiên, thông thường khi mắc lỗi, bé không thể có khả năng xóa sạch mọi bằng chứng một cách “tinh vi” như người lớn được. Cha mẹ hãy bình tĩnh, không nên cáu giận làm bé hoảng sợ khi rơi vào những tình huống như thế, phải thật khéo léo để bé tự nhận ra lỗi lầm của mình mà không làm ảnh hưởng đến tâm lý của con.

Mặc dù trong cuộc sống hàng ngày, bé nhà bạn rất ngoan nhưng không tránh khỏi những khi mắc lỗi, và không phải trẻ nào cũng dễ dàng nhận lỗi do mình gây ra. Ảnh minh họa

Như trường hợp của bé Sung (6 tuổi) nhà chị Hải Yến (Hoàng Mai - Hà Nội). Trong lúc chơi đùa cùng cậu em trai 3 tuổi, cậu bé đã vô tình làm rơi vỡ chiếc bình hoa của mẹ.

Sợ mẹ mắng, cậu bé không dám nhận lỗi về mình dù bị mẹ tra hỏi. Thậm chí, cậu bé còn đổ lỗi cho đứa em trai của mình. Tuy nhiên, qua ánh mắt và cử chỉ của con trai, chị Yến biết ngay bé Sung đang nói dối.

Thay vì mắng con hay mang roi ra dạy cho con một bài học như không ít ông bố bà mẹ khác, chị Yến nhẹ nhàng kéo con lại gần, kể cho con nghe câu chuyện ý nghĩa phù hợp với tình huống vừa xảy ra. Sau cùng chị Yến hỏi lại con về nhân vật trong câu chuyện biết nhận lỗi với mẹ thì có ngoan không?

Nghe xong câu chuyện mẹ kể, bé Sung bất ngờ lí nhí: "Con xin lỗi mẹ, lúc nãy con đã làm vỡ bình hoa nhưng sợ mẹ mắng nên đã đổ lỗi cho em...".

Giống như bé Moon (8 tuổi) nhà anh Dũng (TP.HCM), sau nhiều lần bị bắt gặp nạt cậu em trai (2 tuổi), cô bé nhất quyết không nhận lỗi về mình mà cho rằng em trai mới là người gây phiền toái.

Thay vì mắng chửi hay trừng phạt để con chấm dứt hành vi nói trên, vợ chồng anh Tuấn luôn tìm cách khuyên nhủ, nhẹ nhàng giải thích cho con cách ứng xử, bảo vệ em trai mình.

Khi trẻ mắc lỗi, bố mẹ thường có thể sử dụng biện pháp là con có để lại dấu vết gì không khi trẻ không tự giác nhận lỗi của mình. Tuy nhiên, trước khi nói chuyện với con về sự việc, cha mẹ hãy lắng nghe trẻ trước, để trẻ có cơ hội được giãi bày về động cơ mắc lỗi của mình. Sau đó, cha mẹ xem xét sự việc và chỉ ra cho con cái sai trong sự việc vừa xảy ra.

Ngoài ra, bố mẹ nên gợi ý cho trẻ làm như thế nào trong tình huống đó và định hướng cho con cách giải quyết hợp lý để trẻ biết cách làm gì khi trẻ gặp lại tình huống tương tự.

Không nên nóng giận, vội vàng trừng phạt con hay quy chụp mọi tội lỗi lên trẻ khiến trẻ cảm thấy mình bị oan ức, gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ.

Minh Sang

Nguồn: Gia đình Việt Nam

>> MỜI ĐỘC GIẢ XEM VIDEO ĐANG HOT:

[mecloud]d61mEctaXY[/mecloud]