Dòng sự kiện:

Bẽ mặt khi khách đến nhà con đòi lì xì tiền to

14:30 08/02/2016
Việc trẻ nằng nặc đòi lì xì tiền to vào dịp năm bởi trẻ chưa hiểu được ý nghĩa của tục lì xì đầu năm.
Khi Tết đến xuân về, trẻ nhỏ thường được người lớn lì xì kèm theo lời chúc ngoan ngoãn, học giỏi, hay ăn chóng lớn, gặp nhiều điều lành, điều may nhân dịp đầu năm mới…

Ngày nay, trẻ em biết được giá trị của đồng tiền là khá sớm cũng bởi do trẻ nhỏ thời nay ngày càng được tiếp xúc nhiều với đồng tiền hơn như việc bố mẹ cho tiền tiêu vặt, ăn sáng, mua truyện...

Ngay cả những đứa trẻ mới lên 3 cũng đã biết: “Cháu thích tờ polyme hơn” hoặc cũng không ít những đứa trẻ bóc phong bao lì xì ra và vui mừng khi thấy đồng tiền to, hoặc tiu nghỉu khi đó là món tiền mừng tuổi nhỏ.

Ngày nay, trẻ em biết được giá trị của đồng tiền là khá sớm cũng bởi do trẻ nhỏ thời nay ngày càng được tiếp xúc nhiều với đồng tiền hơn như việc bố mẹ cho tiền tiêu vặt, ăn sáng, mua truyện...

Cũng như các năm trước, Tết là dịp để gia đình chị Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) không chỉ thăm họ hàng mà còn là dịp chị được gặp mấy đứa bạn thân từ tận nước ngoài về thăm quê. Năm nay cũng vậy, khi nghe một người bạn bên Nhật thông báo "mồng 3 năm nay lại họp lớp, đề nghị các bạn đưa gia đình đến đầy đủ", khiến chị đau đầu.

Nghĩ lại vụ vụ bẽ mặt trong buổi họp lớp năm ngoái khi chị đưa con đi cùng, chị còn chưa hết xấu hổ.

Bé Cà Pháo (5 tuổi) con trai chị vốn được cưng chiều từ nhỏ vì là cháu trai duy nhất của ông bà nội, gia đình chị cũng không mấy khá giả nhưng dường như bé muốn gì là ông bà đáp ứng ngay.

Vào dịp họp lớp mồng 3 Tết năm ngoái, chị đưa cà Pháo đi cùng, vừa gặp được mấy đứa bạn thân định cư ở bên nước ngoài cả năm mới có dịp về vào đợt Tết, còn đang hỏi thăm nhau được vài câu chuyện, cu cậu đã nằng nặc đòi về.

Dỗ dành "gãy lưỡi" cậu bé mới đồng ý cho 2 mẹ con ở lại, thì đến khi nhận bao lì xì, chị hương mới thực sự thấy bẽ mặt.

Ở nhà quen được lì xì nhiều, nên khi được mọi người mừng tuổi, cà Pháo liền giở ngay ra để kiểm tra xem bao nhiêu tiền. Đến khi thấy hầu hết là tiền 20.000 đến 50.000, cậu bé liền bữu môi than thở ngay trước mặt mọi người: "Tưởng đi cùng mẹ nhận được lì xì tiền to, biết thế này đi cùng bố khỏi phải nhận tiền lẻ". Lời nói của cậu bé khiến chị hương xấu hổ không biết trốn vào đâu.

Việc trẻ nằng nặc đòi lì xì tiền to vào dịp năm bởi trẻ chưa hiểu được ý nghĩa của tục lì xì đầu năm.

Cùng hoàn cảnh với chị Hương là chị Nga (TP.HCM). Gấu (6 tuổi) – con gái chị Nga vốn từ trước đến nay luôn rất hoạt bát. Được mẹ thường xuyên cho tiền ăn sáng, nên Gấu để dành mua truyện tranh và bánh kẹo. Tuy nhiên, Tết là dịp để "tăng thu nhập" nên Gấu rất mong đến năm mới đến để nhận tiền lì xì.

Bởi vậy, mỗi khi có khách đến nhà chúc Tết, Gấu lại quanh quẩn gần nơi bố mẹ tiếp khách để được nhận tiền lì xì. Nhiều lần chị Nga phát xấu hổ khi Gấu chưa thấy khách mừng tuổi, trước khi ra về Gấu chạy lại nhắc ngay.

Vợ chồng anh Tuấn (Mê Linh - Hà Nội) cũng nhiều lần bẽ mặt với cậu con trai 5 tuổi mỗi khi khách đến nhà chúc Tết hoặc đưa bé đi chơi. 

Anh Tuấn cho biết, vào Tết năm ngoái, có một người bạn đến nhà ăn nhậu, khi rút 50.000 trong ví ra mừng tuổi cậu con trai anh nhưng cậu bé nhất quyết không nhận. Cậu bé chỉ tay vào ví đòi mừng tuổi tờ tiền polyme màu xanh (100.000) khiến mấy người bạn của anh Tuấn thấy thế cũng phải rút tờ tiền tương tự hoặc to hơn để lì xì cho cậu bé.

Việc trẻ nằng nặc đòi lì xì tiền to vào dịp năm bởi trẻ chưa hiểu được ý nghĩa của tục lì xì đầu năm. Vì vậy, ngoài việc dạy hiểu được giá trị đồng tiền, bố mẹ nên giúp con nhận thức được ý nghĩa của phong tục mừng tuổi (lì xì) đầu năm mới để bé biết cách ứng xử với tiền lì xì.

Khánh Ngọc

Nguồn: Gia đình Việt Nam

>> MỜI ĐỘC GIẢ XEM VIDEO ĐANG HOT:

[mecloud]Djk7UzFVz4[/mecloud]