Dòng sự kiện:

Bé thích nói chuyện một mình, có đáng lo?

02:15 28/10/2015
Hành vi này của bé rất thú vị nhưng cũng rất kì lạ vì ngay cả người lớn cũng ít khi thao thao bất tuyệt tự nói chuyện. Tuy nhiên nếu bé cứ lầm rầm trong miệng thì có đáng lo?

Lắng nghe tiếng lòng trẻ

Lên 3 tuổi, trẻ sẽ bước vào giai đoạn chuyển từ ngôn ngữ bên ngoài thành ngôn ngữ bên trong. Nói chuyện một mình chính là cách trẻ rèn luyện khả năng sử dụng từ ngữ, nói ra những suy nghĩ trong đầu mình. Có những lúc những câu nói đó rất phù hợp với trò chơi mà bé đang chơi, có những lúc lại như là đang ở trong một thế giới tưởng tượng nào đó.

Thường xuyên trò chuyện với con

Nếu thường xuyên nói chuyện với trẻ thì sẽ kích thích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Hãy tạo cho trẻ cơ hội thể hiện và suy nghĩ, thay vì chỉ lắng nghe từ một phía. Trong lúc giao tiếp không thể không đặt câu hỏi, những câu hỏi hay có thể tăng phần thú vị cho cuộc nói chuyện, càng hấp dẫn bé hơn.

Cha mẹ cũng nên chú ý dùng những câu hỏi mang tính “gợi mở” thay vì những câu hỏi mang tính “kiểm ứa”. Không nên tạo áp lực cho trẻ, như vậy thì cuộc nói chuyện mới có hiệu quả.

Tất nhiên, bạn không nên làm phiền những lúc bé đang nói chuyện một mình.

Đọc sách, kể chuyện

Đọc sách phù hợp với độ tuổi là cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Đồng thời khuyến khích bé tự kể lại một số tình tiết đơn giản trong những câu chuyện đó. Cha mẹ có thể để bé tự dùng lời của mình để kể hoặc cũng có thể gợi ý cho bé.

Khuyến khích bé “nói” nhật kí

Hàng ngày đi ra ngoài gặp chuyện gì, cha mẹ có thể khuyến khích bé ghi nhớ rồi thuật lại, mẹ có thể ghi âm lời bé nói hoặc giúp bé ghi lại. Một vài ngày sau, cha mẹ hãy cho bé nghe lại đoạn ghi âm hoặc đọc nhật ký cho bé nghe, như vậy, bé sẽ thấy rất thú vị.

Đinh Hương

Nguồn: Gia đình Việt Nam