Dòng sự kiện:

Bé trai 1 tuổi bị mù sau 5 ngày chẩn đoán viêm giác mạc

03:00 28/11/2015
Bé trai 1 tuổi mắt trái đỏ có đốm vàng trong con ngươi, bác sĩ chẩn đoán viêm giác mạc, đến ngày thứ 5 thì xác định viêm nội nhãn nhưng đã quá muộn.

 

 

 

 

 [mecloud]vozEPLe7Vd[/mecloud]

Theo tin tức từ báo Vietnamnet, anh Nguyễn Văn T. (Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết, khi thấy con trai B.A (11 tháng tuổi) quấy khóc, dụi mắt liên tục, mắt đỏ, có chấm vàng trong con ngươi, vợ chồng anh đã vội vã đưa con đến khám tại Bệnh viện mắt Trung ương vào ngày 12/10 vừa qua.

Tại đây, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy khám cho bé, dùng bút đèn pin soi, chẩn đoán mắt trái bị viêm giác mạc, sau đó kê đơn 2 lọ thuốc nhỏ mắt và hẹn 5 ngày sau tái khám.

Mắt trái bé B.A. sưng húp ngày tái khám. (Ảnh: Báo Vietnamnet).

Tuy nhiên, dù nhỏ mắt theo đúng hướng dẫn nhưng mắt của bé vẫn không có biểu hiện đỡ, trái lại ngày càng sưng.

Đến ngày 17/10, gia đình anh T. đưa con đến Bệnh viện mắt Trung ương tái khám như lịch hẹn. Trẻ được kết luận bị viêm nội nhãn - một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Lúc này trong mắt bé đã đầy mủ, nguy cơ phải loại bỏ mắt rất cao nên ngay lập tức được chuyển vào phòng cấp cứu.

Trải qua 3 lần phẫu thuật, vợ chồng anh bàng hoàng khi bác sĩ thông báo mắt trái của cháu bé đã hỏng hoàn toàn.

[mecloud]UBonT6bSP3[/mecloud]

Gia đình cháu bé cho rằng, bác sĩ tắc trách, khám qua loa, năng lực hạn chế là nguyên nhân dẫn đến sự việc đáng tiếc trên và yêu cầu bệnh viện có giải thích thỏa đáng.

Trao đổi trên báo Vnexpress, bác sĩ Minh Anh, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Mắt Trung ương, Hà Nội cho biết, viêm giác mạc và viêm nội nhãn là hai bệnh khác nhau, một là tổn thương ở bên ngoài còn trường hợp kia tổn thương đi từ trong mắt ra ngoài. Vì thế bác sĩ không thể chẩn đoán sai trong trường hợp bệnh nhi này.

Bác sĩ thăm khám ban đầu cho bé khẳng định, thời điểm này không thấy tổn thương ở nội nhãn mắt của bệnh nhi mà chỉ phát hiện tổn thương ở giác mạc.

Cũng theo bác sĩ Minh Anh, trong trường hợp cháu bé có thể 2 bệnh cùng diễn ra nhưng ở 2 thời điểm khác nhau và bệnh viêm nội nhãn đến sau. Những biểu hiện bệnh theo gia đình mô tả là triệu chứng bên ngoài giác mạc, vì thế người nhà mới có thể thấy được. Trường hợp viêm nội nhãn thì phải bác sĩ chuyên khoa mắt mới phát hiện được.

 

 

 

Viêm nội nhãn là tình trạng viêm các tổ chức bên trong nhãn cầu, gây hoại tử, hình thành mủ. Nguyên nhân của bệnh do nấm (chiếm 75-80%), do vi khuẩn tụ cầu vàng, virut cúm, các loại vi khuẩn viêm màng não, E.coli...

Đây là bệnh lý nhiễm khuẩn hết sức nặng nề, khoảng 20% bệnh nhân sẽ mất thị lực trầm trọng, 55% bệnh nhân đạt thị lực 1/10 hoặc kém hơn, chỉ có khoảng 5% bệnh nhân hồi phục thị lực từ 5/10 trở lên với điều kiện điều trị kịp thời.

Triệu trứng của bệnh như sau: nhìn mờ, đau nhức mắt, đỏ mắt, sợ áng sáng, sưng nề xung quanh, kết mạc cương tụ, mủ tụ võng mạc. Ngoài ra bệnh nhân có thể thấy mệt, sốt, mất ngủ, kém ăn. Ở giai đoạn đầu, viêm nội nhãn có thể không đau.

Hầu hết bệnh nhân viêm nội nhãn đến khám khi bệnh đã rất nặng. Nếu chẩn đoán muộn thì dù có điều trị tốt cũng sẽ dẫn tới tổn hại thị lực nghiêm trọng thậm chí mù lòa.

Khánh Vy (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

[mecloud]PYZe33v6fm[/mecloud]