Dòng sự kiện:

Bệnh bạch hầu gây tử vong nhanh có khả năng tràn vào TP.HCM

17:11 19/07/2016
Bệnh bạch hầu lây truyền qua đường hô hấp đang lan nhanh tại Bình Phước và có biến chứng phức tạp. Đáng chú ý bệnh bạch hầu có khả năng tràn vào TP.HCM và các tỉnh khác.

Bệnh bạch hầu hiện chưa vẫn đang lây lan nhanh ở Bình Phước và có diễn biến phức tạp bởi khi mắc bệnh bạch hầu, người bệnh có thể gây biến chứng cơ tim, suy tim, viêm thận… và dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Điều khiến rất nhiều người lo sợ là bệnh bạch hầu có khả năng tràn vào TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên nhiều người chưa hiểu đúng và có kỹ năng phòng chống căn bệnh nguy hiểm này.

Thông tin từ báo Khám phá cho biết, tính đến 11h30 trưa 18/7, tại tỉnh Bình Phước đã có 60 ca mắc và nghi mắc bệnh bạch hầu. Ngoài các bệnh nhân tại hai xã Thuận Lợi và Thuận Phú, bệnh này đã lây lan sang 1 bệnh nhi 4 tuổi tại xã Đồng Tâm của huyện Đồng Phú. Dịch bạch hầu bùng phát đã cướp đi sinh mạng của 3 người, 2 trong số 3 bệnh nhân xấu số nói trên đã được tiêm phòng đầy đủ nhưng vẫn bị mắc bệnh..

Cũng theo thông tin từ Sở Y tế Bình Phước, hiện có 6 người hiện đã xuất viện. 51 người mắc bệnh còn lại đang điều trị tại bệnh viện các tại các trạm y tế xã, bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước, bệnh viện Binh đoàn 16 và 3 ca đang điều trị tại bệnh viện Nhiệt đới, TP HCM.

Bệnh bạch hầu gây tử vong nhanh đang có diễn biến phức tạp ở Bình Phước. Ảnh minh họa

Tiêm vắc xin vẫn có thể mắc bệnh bạch hầu là bình thường

Lý giải những trường hợp tiêm vắc xin rồi vẫn mắc, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm cho biết trên báo Dân Việt, sau khi tiêm vắc xin, đa số người được tiêm sẽ có miễn dịch. Tuy nhiên, thực tế vẫn có có một tỷ lệ người do khả năng miễn dịch thấp nên chưa đạt được ngưỡng miễn dịch bảo vệ.

“Nếu trong cộng đồng có tỷ lệ người đã có miễn dịch cao (gọi là miễn dịch cộng đồng) thì dịch bệnh không xảy ra và những người chưa có miễn dịch cũng được bảo vệ. Ngược lại, nếu miễn dịch cộng đồng không đủ để ngăn ngừa dịch, khi dịch xảy ra những người này sẽ bị mắc”, bác sĩ Cấp nhấn mạnh.

Về việc bệnh bạch hầu  có tốc độ lây lan nhanh như vậy và căn bệnh này có những biến chứng nguy hiểm như thế nào? Ths.BS Hồ Anh Tuấn – Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) trả lời trên báo Khám phá, bạch hầu là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp và có thể tạo thành dịch. Biểu hiện chính là viêm họng, thanh quản và có thể có biến chứng nặng do ngoại độc tố.

BS Tuấn cho biết, bệnh có thể gặp bất cứ mùa nào, xuất hiện chủ yếu ở trẻ em 1-10 tuổi và có thể gây thành dịch. Các biểu hiện của bệnh bao gồm sốt nhẹ hoặc sốt cao; đau họng viêm họng, khám bên trong có giả mạc màu xám hoặc trắng xỉn, nếu không điều trị có thể lan rộng, bít tắc đường thở. Hạch ngoại biên cổ sưng to kiểu cổ bạnh.

Về sự lây truyền của căn bệnh này, BS Tuấn cảnh báo¸bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng. Vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da. Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân có thể gây lây nhiễm cho người khác.

Liên quan đến bệnh bạch hầu đang có diễn biến phức tạp tại Bình Phước, báo Pháp luật TP.HCM cho biết, các nhà nghiên cứu, các nhà nghiên c đã phân tích 2.760 ca bạch cầu ở trẻ em ở thủ đô Paris (Pháp) trong khoảng thời gian 2002-2007 và so sánh với 30.000 trẻ em không bị bệnh bạch cầu. Trong số 2.760 ca bệnh bạch cầu có 418 ca bị bệnh bạch cầu tủy bào và gần 2.300 ca bệnh bạch cầu nguyên bào - dạng bệnh bạch cầu phổ biến nhất.

So với các trẻ sống ở các vùng không có quốc lộ hay có nhưng ít xe cộ qua lại, những trẻ sống trong bán kính 150 m từ quốc lộ xe cộ qua lại dày đặc có nguy cơ bị bệnh bạch cầu tủy bào cao hơn tới 30%. Sự khác nhau chưa được xác định ở dạng bệnh bạch cầu nguyên bào.

Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân là do tiếp xúc quá nhiều với chất hóa học benzene từ khói xe. Benzene vốn đã được nhiều nghiên cứu trước xác định là một trong những nguyên nhân làm gia tăng bệnh bạch cầu ở người trưởng thành.

Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: Quinvaxem hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch. Ảnh minh họa

Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Chủ động phòng chống bệnh bạch hầu

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: Quinvaxem hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

5. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Lịch tiêm chủng vắc xin DTP hoặc Quinvaxem trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng:

Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi

Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng

Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng

Mũi thứ 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi.

Theo Gia đình Việt Nam/Dân Việt/Khám phá