Dòng sự kiện:

Bố mẹ cho con 3 điều này, con sẽ không bao giờ hành động sai trái

Theo Ngôi sao
14:06 21/09/2017
Nói ít, lắng nghe nhiều, cho con quyền tự do trong giới hạn và đừng trừng phạt con bằng cách lấy đi những đặc quyền của chúng.

"Một đứa trẻ có hành vi sai trái là một đứa trẻ bị nản lòng" - đây là khẳng định của chuyên gia tâm lý Rudolf Driekurs. 

Những đứa trẻ thường cảm thấy nản lòng khi chúng không cảm nhận được mình quan trọng hay liên quan đến việc gì đó. Và các hành vi sai trái của trẻ không đơn thuần là hệ quả từ những cảm xúc trên. Thực chất, đó còn là dấu hiệu cho thấy chúng cần sự giúp đỡ.

Bố mẹ có thể đưa ra cho trẻ khuôn mẫu hành vi tốt hay cách phản ứng tiêu cực. Tất cả phụ thuộc vào cách bố mẹ xử lý hành động sai trái của trẻ. Chuyên gia tâm lý khuyên bạn hãy đưa cho con 3 điều dưới đây.

1. Cho con 'tình yêu vô điều kiện và sự quan tâm'

Mỗi ngày, hãy dành ít nhất vài phút ở bên con; hãy chỉ cho con thấy giá trị của quãng thời gian gần gũi nhau này. Bắt đầu bằng việc hỏi con về những điều quan trọng đối với chúng. Thay vì hỏi những câu chỉ cần trả lời "có" hoặc "không", bố mẹ nên đưa ra cho con những câu hỏi mở để khuyến khích con nói chuyện:

"Con đã chơi với bạn nào suốt giờ nghỉ hôm nay?"

"Con nghĩ thế nào về buổi đi chơi sắp tới?"

Bố mẹ hãy nói ít thôi, lắng nghe nhiều; kết nối với con mà không có bất cứ ẩn ý nào. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu chú ý thái quá của trẻ.

Nếu trẻ tiếp tục chen ngang vào những khoảng thời gian khác trong ngày khi bạn bận rộn, hãy nhẹ nhàng với con và nói chuyện với thái độ chân thành. "Bố/mẹ ước giá như có thể dành thời gian cho con lúc này. Nhưng bố/mẹ có một vài việc khác phải làm. Bố/mẹ chờ tới lúc chúng ta có thể chơi cùng nhau sau bữa tối".

Uốn nắn hành vi của trẻ không bằng hệ thống quy tắc mà có thể để con học từ chính trải nghiệm.

Bố mẹ cần đối xử với con như một người trẻ có trách nhiệm bằng cách tạo cơ hội cho con tự do và được làm điều chúng thích. Bạn có thể dạy con cách làm các công việc nội trợ như thế nào. Hãy để con thấy được những đóng góp của mình vào lợi ích chung trong gia đình. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng đừng quên nói những câu tích cực cho hành động của con, ví dụ như: "Cảm ơn con đã kê bàn ăn. Bố/mẹ đánh giá cao sự góp sức  này của con".2. Cho con 'tính trách nhiệm'

3. Cho con 'cơ hội'

Chẳng ai thích bị "đóng rào" xung quanh mình. Mọi người sẽ cảm thấy mình có ý nghĩa hơn khi ý kiến của họ được để ý đến. Hãy cho con của mình sự tự do trong giới hạn; tưởng tượng giống như đang ở trong một căn phòng hình tròn mà con bạn di chuyển chính giữa. Khi đứa trẻ lớn lên, hãy mở rộng vòng tròn đó bằng cách cho con quyền kiểm soát nhiều hơn với những thứ liên quan tới con.

Một ví dụ cụ thể là:

- Đặt ra giới hạn cho con: Bài tập về nhà cần hoàn thành trước khi ăn tối.

- Cho con cơ hội: Làm xong bài tập về nhà trước hoặc sau giờ chơi...

Tôn trọng sự lựa chọn và có lòng tin vào khả năng của con giúp bố mẹ đưa ra quyết định đúng. Đừng dùng hình phạt bằng cách lấy đi những đặc quyền của trẻ khi chúng làm sai. Hãy để con học từ chính trải nghiệm. 

Nguồn: Gia đình Việt Nam