Dòng sự kiện:

Bố mẹ đổi cách nói chuyện, con có thể thành công trong tương lai

18:52 09/02/2017
Sự nghiệp của một người, các mổi quan hệ trong cuộc sống và việc một người có hạnh phúc với hiện tại hay không đều dựa vào một trong hai loại tư tưởng hình thành trong tâm trí khi còn nhỏ.

Khi các bậc cha mẹ sắp có con, họ thường đọc các quyển sách hướng dẫn liên quan tới việc dạy dỗ và đảm bảo an toàn sức khỏe con cái, nhưng hầu hết các cuốn sách đó đều không đề cập tới một việc rất đơn giản có thể giúp các bé thành công hơn trong tương lai mà bạn có thể làm khi nuôi dạy trẻ.

Tiến sĩ Carol Dweck cho rằng tương lai của một con người, thành đạt hay không đều dựa vào 1 trong 2 kiểu tư tưởng phát triển trong tâm trí họ khi còn nhỏ. Kiểu thứ 1 gọi là "tư tưởng bảo thủ" và kiểu thứ 2 tiến sĩ gọi là "tư tưởng cầu tiến".

Tư tưởng bảo thủ là một tư tưởng cho rằng tính cách của ta, sự thông minh và sự sáng tạo hay tài năng của chúng ta là một thứ trời cho và chúng chỉ đứng yên ở một giới hạn nhất định.

Tư tưởng cầu tiến là tư tưởng của những người không ngừng nhìn nhận các vấn đề trước mắt, không coi thất bại là bằng chứng của sự yếu kém của bản thân, mà là một bàn đạp để có thể phát triển và tạo cho mình những cơ hội và thử thách mới.

Sự nghiệp của một người, các mổi quan hệ trong cuộc song và việc một người có hạnh phúc với hiện tại hay không đều dựa vào một trong hai loại tư tưởng hình thành trong tâm trí khi còn nhỏ.

Sau đây là vài ví dụ của sự khác nhau giữa hai lối suy nghĩ. Một đứa trẻ nên được khen vì khả năng học hỏi của chúng, chứ không phải vì tài năng bẩm sinh của chúng.

Một đứa trẻ nên được khen vì khả năng học hỏi của chúng, chứ không phải vì tài năng bẩm sinh của chúng. (Ảnh: Internet)

Khi bé đọc cho bạn nghe thì bạn sẽ phản ứng rằng:

Tư tưởng bảo thủ: "Con thông minh quá".

Tư tưởng cầu tiến: "Chúc mừng con, đó là nhờ con chịu khó tập đọc đấy".

Khi bé hoàn tất bức trang xếp hình chỉ trong một thời gian ngắn

Tư tưởng bảo thủ: "Con của Bố/mẹ giỏi quá".

Tư tưởng cầu tiến: "Bố/mẹ rất tiếc vì con phải phí thời gian xếp cái hình đơn giản này, để Bố/mẹ lấy cái khác khó hơn, và bố/mẹ biết chắc con có thể hoàn tất nó".

Khi bé làm tốt một bài kiểm tra:

Tư tưởng bảo thủ: "Con được 80% điểm cơ à? Giỏi lắm".

Tư tưởng cầu tiến: "Con được 80% điểm à? Thế nghĩa là con đang có tiến bộ, giờ hãy xem lại coi mình còn sót phần nào và thử làm lại bài kiểm tra này, và lần này bố/mẹ biết con sẽ được điểm tuyệt đối".

Sự khác nhau giữa hai lối giao tiếp này có vẻ không mấy đáng kể nhưng ảnh hưởng của sự khác nhau này lên tâm trí của trẻ sau này lại rất lớn.

Khi bạn khen bé vì khả năng học hỏi, tìm tòi của con, bạn sẽ giúp chúng hiểu rằng chúng không được sinh ra với một tài năng trời phú, và rằng chúng phải ra sức hỏi và chăm chỉ, cùng với sự nhẫn nại và kiên trì để có thể đạt được nhiều thành công trong tương lai. Khi va phải những khó khăn vốn có trong cuộc sống, mọi chuyện sẽ vẫn ổn, chúng sẽ không phải tự ti về bản thân vì chúng hiểu mọi việc đều dựa vào sự cố gắng của bản thân, và thất bại không thể làm thay đổi hay lung lay tính cách hay bản chất của một người.

Tiến sĩ Dweck và các đồng nghiệp đã bỏ ra hai năm để nghiên cứu về vấn đề này, họ đã theo dõi một nhóm 7 học sinh lớp 7 được nuôi dạy theo hai kiểu tư tưởng nêu trên. Kết quả mà họ thu được là dù các em có điểm số tương tự nhau, những mục tiêu trong việc học tập của các em lại rất khác biệt.

Mục tiêu của những em học sinh với tư tưởng bảo thủ là làm sao cho bản thân các em trông thông minh trong mắt mọi người, bất kể mọi giá. Còn các em học sinh với tư tưởng cầu tiến thì lại không hề e sợ thất bại, vì mục tiêu của các em là để học và mở mang kiến thức, bất kể mọi giá.

Khá dễ đoán ai trong số các học sinh trên sẽ gặp ít trở ngại hơn trong việc đối mặt với khó khăn trong cuộc sống sau này. Nên hãy lưu ý loại tư tưởng mà bạn đang tạo ra trong tâm trí của con mình. Đó là một khía cạnh rất quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ. Cho nên đừng phớt lờ thay đổi tưởng chừng rất đơn giản này.

Trí Thức Trẻ

Nguồn: Gia đình Việt Nam