Dòng sự kiện:

Bố mẹ nào cũng thích bồng con, nhưng không nên bế trẻ ở 2 giai đoạn này!

Theo NLĐ
07:22 01/05/2018
Theo nghiên cứu từ kinh nghiệm của biết bao thế hệ các bà mẹ đều cho rằng bé sẽ hạnh phúc, khỏe mạnh và thông minh nhất khi ở gần mẹ và những người thân.

Dù đang thức hay ngủ, đang buồn hay đang vui thì bé cũng đều muốn được ở trong vòng tay mẹ. Nghiên cứu cho thấy khi bé được mẹ bồng lên tay, bé sẽ lớn nhanh hơn và khám phá thế giới xung quanh tốt hơn. Điều này rất dễ hiểu, ví dụ khi bé được mẹ bế, mẹ đeo trên địu để cùng mẹ làm việc nhà chẳng hạn, thì bé sẽ quan sát được nhiều hơn so với việc nằm yên trong cũi. Cũng nhờ vậy, bé ít khóc hơn và tốn ít năng lượng cho việc khóc. Nhưng có một sự thật các bà mẹ cần chú ý rằng không phải lúc nào cũng nên bế trẻ và dưới đây là những giai đoạn cần hạn chế.

Bố mẹ lúc nào cũng thích bồng bế con, nhưng trong 2 giai đoạn này đừng bao giờ làm thế thường xuyên.

Bé dưới 1 tháng tuổi

Đây là giai đoạn rất đặc biệt dành cho cả mẹ và bé khi đứa bé vừa trào đời, người mẹ cũng đón nhận món quà thiêng liêng mà thượng đế đã bạn tặng, cảm giác rất hạnh phúc và luôn muốn bồng bế đứa con nhỏ vào lòng. Nhưng trong giai đoạn này thì điều đó lại không nên, bởi lúc này cấu trúc xương của trẻ vẫn chưa phát triển ở trạng thái tốt nhất, nếu bé trẻ nhiều và không đúng cách sẽ khiến cấu trúc xương của trẻ bị thay đổi, nó ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ sau này.

Nằm cho trẻ ăn thay vì bế sẽ tốt hơn cho sự phát triển của bé

Nếu cần cho bé ăn, hãy để bé nằm xuống hoặc nếu bế thì hãy cẩn thận, nhẹ nhàng và hạn chế nhất có thể. Đặc biệt cần đưa ra những lời khuyên cho người thân trong gia đình để họ hiểu được, tránh bế trẻ nhiều và bế không đúng cách trong giai đoạn này.

Bé ngoài 9 tháng tuổi

Trẻ ngoài 9 tháng tuổi cần được tập đi hơn là được bồng bế trên tay cả ngày

Trong độ tuổi này cơ thể của trẻ đã gần như phát triển ổn định, việc bế trẻ không ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc xương cũng như các bộ phận khác. Nhưng nếu bế trẻ nhiều trong giai đoạn này, trẻ sẽ luôn muốn gần mẹ, nũng nịu và trở nên lười biếng. Ở độ tuổi này thì đối với bé bình thường đã bắt đầu chập chững đứng, tập đi vì vậy nếu bế trẻ quá nhiều, nó sẽ khiến quá trình phát triển của trẻ bị chậm lại và điều này không tốt cho sự phát triển, gây ra những sự chậm chạp về phát triển thể chất cũng như tâm lý.

Vì vậy, các mẹ hãy hạn chế bế trẻ trong giai đoạn này, dạy bé tập đi sớm để bé có thể phát triển toàn diện nhất có thể.

Nguồn: Gia đình Việt Nam