Dòng sự kiện:

"Bỏ túi" nhận biết và cách phòng tránh viêm amidan ở trẻ

16:29 01/07/2015
Viêm amidan ở trẻ em cũng phổ biến như cảm cúm hay viêm họng. Dù ít gây vấn đề nghiêm trọng, mẹ vẫn cần nắm rõ các triệu chứng, cách chăm sóc trẻ và lưu ý khi ra quyết định cắt amidan cho bé.

Amidan là hai khối nhỏ nằm ở hai bên mặt trong cổ họng của bé. Đối với trẻ nhỏ, cơ quan này đóng vai trò chống lại vi khuẩn và cô lập vi khuẩn để chống hiễm trùng lây lan rộng trong cơ thể. Tuy nhiên, chính amidan cũng có thể bị nhiễm trùng dẫn đến viêm. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ 3 – 7 tuổi vì các bé có amidan lớn hơn so với những độ tuổi khác.


Khi trẻ bị viêm amidan sẽ bị sốt.

Nguyên nhân dẫn đến viêm amidan ở trẻ em

Thời gian giao mùa và thời tiết lạnh là lúc đường hô hấp dễ bị nhiễm khuẩn và amidan phải phòng vệ để bảo vệ cho đường hô hấp nên amidan sẽ có thể bị nhiễm trùng và sưng to lên.

Nếu trẻ giữ vệ sinh không sạch, không thường xuyên rửa tay, khi chơi tay bẩn sau đó cho miệng vi khuẩn sẽ vào họng ồ ạt, amidan phải làm việc hết công suất để tiêu diệt được số vi khuẩn to lớn này nên amidan cũng có thể viêm nhiễm và sưng tấy.

Tuy là cơ quan làm nhiệm vụ miễn dịch cho cơ thể nhưng amidan là một cơ quan có cấu tạo nhiều khe hốc nên nó có thể làm cho thức ăn ứ động và là ổ trú ngụ của vi khuẩn trong một số trường hợp. Nếu trẻ không thường xuyên đánh răng súc miệng sau khi ăn thì các vi khuẩn tại amidan sẽ làm cho cơ quan này viêm nhiễm.

Triệu chứng khi bé amidan
Triệu chứng đầu tiên khi trẻ bị viêm amindan, trẻ sẽ cảm thấy khó nuốt, đau trong họng, cơn đau đôi khi kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Trẻ có thể lạc giọng hoặc mất hẳn giọng nói.

– Trong trường hợp nếu trẻ viêm họng do virus coxsackie thì ở khu vực amidan và vùng vòm họng của trẻ sẽ có những mụt phỏng. Nếu không điều trị dứt điểm thì những mụt này sẽ vỡ ra thành những vết loét rất đau và rát. Nếu viêm họng do nhiễm khuẩn liên cầu, amidan của trẻ thường sưng to và bị bao phủ bởi những chấm trắng, trẻ có hơi thở hôi, cảm thấy rất mệt mỏi và có thể sốt cao hơn 38oC.

– Bên cạnh đó, khi trẻ bị amidan trẻ sẽ cảm thấy miệng khô đắng, lưỡi trắng, niêm mạc họng đỏ và góc hàm của trẻ có thể nổi hạch.

– Trong trường hợp trẻ bị viêm amidan mãn tính trẻ sẽ ngáy khi ngủ và chủ yếu thở bằng miệng. Khi nói chuyện, trẻ sẽ phát âm giọng mũi hoặc khó khăn khi phát âm. Tình trạng amidan mãn tính nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ và sẽ ảnh hưởng đến chức năng tai của trẻ.

-Trong trường hợp viêm do nhiễm vi khuẩn, bé sẽ không ho nhưng có thể bị sưng hạch bạch huyết ở cổ. 


Hãy gọi ngay cho bác sĩ, nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường.

Bé cần gặp bác sĩ

Thông thường, viêm amidan không dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Chỉ trong những trường hợp sau, mẹ mới cần đưa bé đi khám.

-Các triệu chứng kéo dài hơn 4 ngày và không thuyên giảm

-Khi bé không thể nuốt thức ăn hay khó thở

-Bé bị mất tiếng

-Bé sốt cao

Con bạn sẽ được kiểm tra họng, cổ và cằm. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy một ít dịch ở amidan để biết loại vi khuẩn nào gây ra tình trạng viêm. Ngoài ra, bé có thể phải xét nghiệm máu.

Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị tốt nhất.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ có dấu hiệu viêm Amidan

Khi bé có những biểu hiện của viêm amidan, bạn cần làm theo những bước sau:

– Khám họng cho trẻ xem hai bên amidan có sưng không, có nổi mụt trắng không hay bé chỉ bị viêm họng thông thường.

– Kiểm tra nhiệt độ cơ thể, nếu trẻ sốt cao quá 38oC thì có thể hạ sốt bằng paracetamol và lau mát bằng nước ấm, mặc đồ thông thoáng cho bé.

– Dùng hai tay ấn nhẹ vào hai bên cạnh hàm để kiểm tra xem bé có bị nổi hạch cạnh hàm hay không.

– Kiểm tra tai và màng nhĩ xem tai bé có bị chảy mủ không.

– Cho bé uống nhiều nước giúp cho cơ thể bài tiết tốt và nhanh chóng hạ sốt.

– Không nên nài ép bé ăn trong lúc này, chỉ nên cho ăn thức ăn lỏng dễ nuốt như sữa hoặc cháo.

– Tránh cho trẻ súc miệng bằng nước muối và làm động tác ngửa cổ lên để khò nước. Việc này sẽ làm vi khuẩn lây lan nhiều hơn.

Chữa trị đúng cách khi bé bị viêm amidan

Việc chữa trị đúng cách không những đẩy lùi các triệu chứng mà còn giúp con bạn giảm số lần bị tái phát trong một năm.

Các loại thuốc thường bao gồm acetaminophen, thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) và kháng sinh.

Khi chăm sóc bé, bạn cần để con nghỉ ngơi nhiều. Bên cạnh đó, bạn cần khuyến khích bé ăn và uống. Những loại thức uống mát lạnh sẽ làm giảm cảm giác đau và chống mất nước.

Để tránh lây lan, không nên chia sẻ thức ăn của bé với bất kỳ ai khác và khuyến khích con rửa tay sạch. Đặc biệt, nước muối ấm sẽ cực kỳ hữu hiệu cho các bé.

Bài thuốc Đông y chữa viêm amidan

Một số bài thuốc dân gian nhưng cực hiệu quả chữa viêm amidan cho bé.



Nhiều người thường băn khoăn rằng, khi trẻ bị viêm amidan có thể điều trị bằng thuốc Đông y hay không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, chỉ điều trị khi bệnh ở giai đoạn mới khởi phát, nhưng nếu bệnh đã đã trở thành mãn tính và có nguy cơ bị viêm phổi, viêm khớp, viêm cơ tim hoặc viêm cầu thận thì nên đưa trẻ đi bệnh viện.

Sau đây là một số bài thuốc Đông y điều trị viêm amidan cho trẻ giai đoạn khởi phát, các mẹ có thể tham khảo.

Bài thuốc 1: Gừng tươi khoảng 15g, rau má 12g, kim ngân hoa là 15g, mơ rừng 30g, bạc hà. Nguyên liệu sau khi sửa sạch, đem sắc nước uống, 1 ngày/thang, chia làm 2 lần uống trong ngày. Kiên trì điều trị sẽ có tác dụng.

Bài thuốc 2: Kim ngân hoa 10g, xuyên tâm liên khoảng 15g, hạt quả núc nác là 6g. Nguyên liệu làm sạch và sắc nước uống 1 ngày/ thang.

Bài thuốc 3: Uy linh tiên 50 g, sau khi rửa sạch, sắc nước uống mỗi ngày thay nước.

Bài thuốc 4: Cam thảo 15g, rễ cây mơ rừng khoảng 25g. Nguyên liệu sau khi rửa sạch nghiền nát thành dạng bột, sau đó cho thêm ít bạc hà, đình phấn rồi làm thành dạng cao khoảng còn 0,5g. Dùng cao đã chế biến mỗi ngày ngậm 2 viên, một ngày nên ngậm 4 lần là tốt nhất.

Để phòng bệnh tái phát và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, các mẹ nên đưa con đi khám để các bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp nhất cho trẻ.

 

PHƯƠNG MAI (Tổng hợp)