Dòng sự kiện:

Các giai đoạn phát triển của trẻ mẹ nào cũng phải nắm rõ

Theo Khám phá
13:10 07/06/2018
Mỗi đứa trẻ sẽ trải qua 6 giai đoạn để phát triển từ trẻ em thành người trưởng thành. Ở mỗi giai đoạn khác nhau bé sẽ cần những sự chăm sóc khác nhau vì vậy mẹ cần phải nắm rõ 5 giai đoạn phát triển của bé.

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, trẻ em được tính từ 0 -18 tuổi và chia ra 5 giai đoạn như sau: Sơ sinh từ 0-1 tháng tuổi, trẻ bú mẹ từ 1-23 tháng tuổi, trẻ mầm non từ 2-5 tuổi, trẻ nhi đồng từ 6-12 tuổi và trẻ vị thành niên từ 13-18 tuổi.

Dưới đây là các giai đoạn phát triển của trẻ mẹ cần biết:

1. Giai đoạn sơ sinh 

Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng. (Ảnh minh họa)
 
Giai đoạn sơ sinh là giai đoạn các cơ quan trong cơ thể bé đang hoàn thiện dần. Hệ miễn dịch của bé lúc này cũng còn non yếu nên rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp, lây truyền.

Vì vậy giai đoạn này bé cần sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt từ bố mẹ. Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong giai đoạn này để đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé. Nếu mẹ không có đủ sữa mẹ thì có thể bổ sung bằng các loại sữa công thức theo hướng dẫn của bác sĩ.

Mẹ tuyệt đối không dùng sữa đặc cho bé uống. Trong giai đoạn này mẹ cũng nên tiêm chủng đầy đủ cho bé theo lịch của bệnh viện để giúp bé phòng chống lại các loại bệnh tật.

2. Giai đoạn nhũ nhi

Trong giai đoạn nhũ nhi, mẹ sẽ thấy sự phát triển của bé như sau:

- Cân nặng: Trung bình bé sẽ nặng gấp đôi lúc sinh sau 6 tháng, và nặng gấp 3 sau 12 tháng.

- Chiều cao: Mỗi tháng bé sẽ tăng 2cm.

- Vòng đầu tăng khoảng 44 cm và não sẽ tăng trưởng khoảng 75% so với người lớn.

- Lớp mỡ dưới da phát triển.

- Hệ tiêu hóa hoàn thiện dần. Bắt đầu từ 6 tháng bé có thể tập ăn dặm.

- Sau 6 tháng bé có thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Trong giai đoạn nhũ nhi mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Bắt đầu từ tháng thứ 6 mẹ có thể cho bé ăn dặm để bổ sung thêm chất dinh dưỡng giúp bé cao lớn, khỏe mạnh. Tuy nhiên, bé vẫn còn bú mẹ cho đến tận 2 tuổi.

3. Giai đoạn mầm non

Trong giai đoạn mầm non, bé sẽ phát triển chậm hơn giai đoạn trước.

- Cân nặng: Mỗi tháng tăng từ 100gram – 150gram, bé 4 tuổi nặng gấp 3 lúc sinh, đến 6 tuổi cân năng trung bình từ 14 kg -24kg. Tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp nhất so với các lứa tuổi.

- Chiều cao: Mỗi tháng bé tăng từ 1cm – 1,5cm, bé 4 tuổi cao gấp đôi lúc sinh, đến 6 tuổi trẻ cao từ 105 cm –115 cm.

- Vòng đầu bằng người lớn (55cm).

- Hệ tiêu hóa: Đã hoàn thiện.

Mẹ nên bắt đầu tập cho bé tự xúc ăn dưới sự giám sát của người lớn. Trong giai đoạn này bé ăn 3 bữa mỗi ngày. Thực đơn ưu tiên các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.

4. Giai đoạn nhi đồng

Trong giai đoạn này bé vẫn tiếp tục lớn nhưng phát triển chậm hơn các giai đoạn trước. Răng sữa sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn, các cơ quan cũng phát triển hoàn thiện. Bộ não phát triển mạnh và phức tạp hơn. Bé sẽ biết suy nghĩ, phán đoán và học hỏi, tích lũy kiến thức qua thời gian.

Giai đoạn này bé cũng bắt đầu tiếp xúc nhiều hơn với thế giới xung quanh nên dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm cầu thận cấp, thấp tim, các bệnh về răng miệng và mắt. Đây cũng là giai đoạn xương bé sẽ phát triển mạnh nên mẹ cần chú ý cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng và hướng dẫn bé ngồi học bài đúng tư thế.

5. Giai đoạn vị thành niên

Trong giai đoạn này bé sẽ phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh. Tuổi dậy thì của bé phụ thuộc vào giới tính, môi trường, hoàn cảnh kinh tế xã hội. Các bé gái thường bắt đầu dậy thì từ lúc 13-14 tuổi, các bé trai dậy thì muộn hơn từ 15-16 tuổi.

Trong giai đoạn này, các tuyến sinh dục và nội tiết bắt đầu phát triển mạnh khiến tâm sinh lý của bé thay đổi. Bé sẽ thích tự lập, tham gia vui chơi cùng bạn bè và tò mò hơn về giới tính.

Trong giai đoạn này mẹ cần hướng dẫn giáo dục bé về giới tính để bé hiểu hơn về sự phát triển của cơ thể mình. Bên cạnh chế độ ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi khoa học thì mẹ cũng cần cho bé khám sức khỏe định kì.

Nguồn: Gia đình Việt Nam