Dòng sự kiện:

Cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn, còi xương, chậm phát triển

Theo MarryBaby
08:51 05/12/2018
Kẽm tham gia vào quá trình hình thành enzym, chuyển hóa protein. Nó thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Vì thế bổ sung kẽm cho trẻ là điều rất quan trọng. Thiếu kẽm còn là nguyên nhân dẫn đến rối loạn phát triển xương và chậm dậy thì ở trẻ em.

Trong 3 tháng đầu đời, tương đương với mỗi kg trọng lượng của mình, bé cần được bổ sung 120-140 mcg kẽm. Nhu cầu này có xu hướng tăng nhanh hơn trong giai đoạn dậy thì.

Tuy nhiên, theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, ở Việt Nam có khoảng 25-40% trẻ em không được bổ sung đủ nhu cầu cần thiết. Vậy kẽm có trong những thực phẩm nào? đâu là thức ăn giàu kẽm cho trẻ? 

Tác dụng của kẽm với sức khỏe trẻ nhỏ

Kẽm tham gia vào rất nhiều thành phần các enzym trong cơ thể, giúp tăng tổng hợp protein, phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em.

Kẽm kích thích hoạt động của khoảng 100 enzym, là những chất xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể.

Nó giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành, giúp bảo vệ vị giác và khứu giác và cần thiết cho sự tổng hợp DNA.

Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Cơ thể cũng sẽ chậm và ngừng phát triển, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng.

Muốn con mau lớn, mẹ nhớ bổ sung thêm kẽm vào thực đơn hàng ngày cho bé nhé!

Trẻ em thiếu kẽm thường biếng ăn, còi cọc và chậm lớn. Bổ sung kẽm cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi (kém phát triển về chiều cao), có tác dụng phục hồi rõ rệt cả về tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng, làm tăng nồng độ hormon IGF-1, một yếu tố tăng trưởng quan trọng của cơ thể.

Theo nghiên cứu của tác giả Castillo – Duran, việc bổ sung kẽm cho trẻ sinh ra nhẹ cân so với tuổi thai cho thấy có sự tăng trưởng tốt về chiều cao và cả cân nặng trong 6 tháng đầu đời.

Như vậy để trẻ có chiều cao tốt thì trong chế độ ăn của bà mẹ từ lúc có thai cho đến chế độ ăn của con sau khi sinh đều phải có đầy đủ kẽm.

Không chỉ có tác dụng với thể chất, tình trạng thiếu kẽm còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần, làm dễ nổi cáu. Nguyên nhân do kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, mà canxi là một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh.

Nhu cầu kẽm theo độ tuổi phát triển của trẻ

Tùy theo độ tuổi của trẻ, nhu cầu kẽm cũng có thể thay đổi khác nhau.

  • Trẻ từ 0-6 tháng tuổi: 2mg/ ngày
  • Trẻ từ 7 -11 tháng: 3 mg/ ngày
  • Trẻ từ 1-3 tuổi: 3mg/ ngày
  • Trẻ từ 4-8 tuổi: 5mg/ ngày
  • Trẻ từ 9-13 tuổi: 8 mg/ ngày
  • Từ 14 tuổi trở lên: Trong khi các bé trai cần khoảng 11 mg/ ngày thì các bé gái chỉ cần khoảng 9 mg/ ngày

Tuy nhiên, trong điều kiện chuẩn nhất, bé cũng chỉ có thể hấp thu khoảng 30% hàm lượng kẽm. Còn phần lớn sẽ được “đẩy” ra ngoài thông qua dịch ruột, dịch tụy, nước tiểu và mồ hôi.

Chính vì vậy, nếu không chú ý, mẹ rất dễ khiến bé bị thiếu kẽm do chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đáp ứng đủ nhu cầu của bé.

Bất kỳ lứa tuổi nào, trẻ cũng cần bổ sung kẽm để phát triển

Nguyên nhân thiếu kẽm ở trẻ em

Lý giải nguyên nhân thiếu kẽm ở trẻ em Việt còn cao, Ths.BS Trần Khánh Vân cho rằng bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam hiện thiếu các thực phẩm giàu kẽm, chất lượng của bữa ăn kém, thiếu thức ăn có nguồn gốc động vật.

Riêng đối với trẻ thường hay biếng ăn, hơn nữa, khẩu phần ăn của trẻ không phong phú. Hơn nữa, do cách chế biến thức ăn không hợp lý làm làm mất hàm lượng kẽm trong thức ăn.

Noài ra, trẻ cũng hay mắc các bệnh trẻ em về nhiễm trùng (ho, viêm đường hô hấp ở trẻ, tiêu chảy…) phải sử dụng nhiều kháng sinh dẫn tới hàm lượng kẽm trong cơ thể trẻ bị giảm…

Bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để bổ sung kẽm cho cơ thể mẹ nên cho bé ăn những loại thực phẩm giàu kẽm như: hàu, trai, sò, thịt nạc đỏ (lợn, bò), ngũ cốc thô và các loại đậu. Cá, các loại rau củ và trái cây cũng chứa kẽm nhưng không nhiều.

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ nên cho bé bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để có thể bổ sung thêm lượng kẽm cần thiết. Vì so với sữa công thức và sữa tươi, lượng kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều.

Ngoài ra, để tăng khả năng hấp thu kẽm, mẹ cũng nên bổ sung vitamin C thêm cho bé. 

Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng

Tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng), cùi dừa già, khoai lang…

Đối với trẻ biếng ăn

Thiếu kẽm cũng dẫn tới chán ăn và mất cảm giác ngon miệng ở trẻ. Bổ sung kẽm cho bé biếng ăn từ những thực phẩm bé yêu thích như: sô cô la đen, bơ sữa, ngũ cốc nguyên hạt, hải sản… sẽ giúp con cải thiện sức khỏe của mình và ăn ngon miệng hơn.

Đối với trẻ sơ sinh

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian.

Vì thế, người mẹ cần duy trì lượng kẽm trong sữa cũng như bổ sung thêm kẽm qua các bữa ăn dặm để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ.

Thực phẩm bổ sung kẽm cho trẻ

Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm nguồn gốc động vật. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa ít kẽm và có giá trị sinh học thấp do khó được hấp thu.

Nguồn thức ăn nhiều kẽm từ động vật như sò, hàu, thịt bò, cừu, gà, lợn nạc, sữa, trứng, cá, tôm, cua.

Còn các loại thực phẩm gốc thực vật như mầm lúa mì, hạt bí ngô, ca cao và socola, các loại hạt (nhất là hạt điều), nấm, đậu, hạnh nhân, táo, lá chè xanh…đều có thể bổ sung kẽm cho bé.

Thực phẩm bổ sung kẽm khá đa dạng và phong phú

Cho bé uống kẽm vào lúc nào trong ngày?

Bởi vì lượng kẽm hấp thu hàng ngày là cần thiết để duy trì mức độ khỏe mạnh trong cơ thể nên khi bé có biểu hiện hoặc có nguy cơ thiếu hụt kẽm thì rất cần phải bổ sung khoáng chất vi lượng này.

Để bổ sung kẽm cho cơ thể hấp thu tốt, bạn nên cho bé uống kẽm sau bữa ăn 30 phút và thời gian bổ sung là 2-3 tháng sau đó ngưng. Khi bé uống kẽm, bạn có thể bổ sung thêm các loại vitamin A, C, B6 vì những chất này có khả năng tăng sự hấp thu kẽm.

Kẽm cho trẻ em loại nào tốt?

Có thể bổ sung kẽm bằng các loại thuốc có bán tại nhiều hiệu thuốc tây. Tuy nhiên, bổ sung các thực phẩm giàu kẽm hằng ngày thì sẽ có kết quả tốt hơn so với dùng thuốc.

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ nên cho bé bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để có thể bổ sung thêm lượng kẽm cần thiết. Vì so với sữa công thức và sữa tươi, lượng kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều.

Ngoài ra, để tăng khả năng hấp thu kẽm, mẹ cũng nên bổ sung vitamin C thêm cho bé.

Thưc phẩm vẫn là nguồn bổ sung kẽm an toàn và hiệu quả nhất

Nguy cơ khi thiếu kẽm

Tham gia vào quá trình hình thành các loại enzym và tổng hợp protein của cơ thể, kẽm có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ.

Theo nhiều nghiên cứu, việc bổ sung kẽm trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp trẻ cải thiện đáng kể cân nặng và chiều cao của mình.

Nhờ có kẽm, hoạt động của các tế bào miễn dịch trong cơ thể cũng được đẩy mạnh hơn, giúp các vết thương mau lành hơn.

Theo đó, thiếu kẽm có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của các tế bào miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp…

Ngoài ra, thiếu kẽm sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào vị giác, có thể dẫn đến biếng ăn do rối loại vị giác.

Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài, sức đề kháng kém…mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ (Tổ chức Y tế thế giới – WHO đã đưa kẽm vào phác đồ điều trị tiêu chảy bên cạnh nước điện giải Oresol).

Kẽm có tác dụng làm tăng nhanh sự tái tạo niêm mạc, tăng lượng enzym ở diềm bàn chải của tế bào ruột, tăng miễn dịch tế bào, tiết kháng thể giúp giảm tỷ lệ mắc và mức độ trầm trọng của các bệnh nhiễm trùng, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ.

Nguồn: Gia đình Việt Nam