Dòng sự kiện:

Cách cư xử sai lầm của cha mẹ vô tình khiến trẻ có suy nghĩ lệch lạc về kiến thức giới tính

19:02 23/02/2018
Là cha mẹ, nhất định phải trang bị cho con kiến thức giới tính từ khi còn nhỏ, để nhận thức về giới tính của trẻ được dẫn dắt và phát triển đúng hướng.

Viện nghiên cứu Y tế quốc gia thuộc Thư viện Y khoa Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc khảo sát về thái độ của cha mẹ với việc cho con tiếp cận với giáo dục giới tính và kết quả cho thấy 93.1% phụ huynh nhận thấy giáo dục giới tính cho trẻ là điều cần thiết.

Thực sự thì khảo sát trên vẫn chưa đủ thấu đáo vì phần lớn phụ huynh đều biết rằng cần phải giáo dục giới tính cho trẻ nhưng giáo dục bằng cách nào thì không ai biết.

Bố mẹ luôn có thói quen bắt con nhắm mắt vào khi thấy cảnh nhạy cảm trên tivi (Ảnh minh họa).

Khi chúng ta còn nhỏ, hầu như đều học kiến thức giới tính thông qua môn sinh học ở trường chứ hoàn toàn không có chuyện phụ huynh chủ động giảng giải cho con. Nếu trên tivi bỗng xuất hiện những nội dung nhạy cảm, bố mẹ sẽ tắt tivi, không thì bịt mắt con lại hoặc đuổi con đi chỗ khác.

Thái độ như vậy sẽ khiến trẻ càng thêm hiếu kỳ hoặc ngại ngùng khi nói về vấn đề giới tính, thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến nhận thức và quan niệm của trẻ. Trên thực tế, kiến thức giới tính đã xuất hiện ngay từ khi các bé mới chào đời.

Đồng tình với quan điểm cần giáo dục giới tính cho trẻ nhưng đa số phụ huynh không biết dạy trẻ như thế nào.

Vì sao bộ phận sinh dục khác nhau, vì sao cách đi vệ sinh khác nhau đều thuộc về sự phân biệt giữa phạm vi giới tính, trẻ sẽ không thể tự nhiên hiểu được điều này, nếu đợi con lớn lên mới tìm hiểu thì đã quá muộn rồi. Ngay từ khi con nhận thức được vấn đề đó, nếu chúng ta có những dẫn dắt đúng đắn sẽ giúp con hiểu rõ về ranh giới cơ thể để con có thể tự bảo vệ bản thân.

Có những hành vi, cách ứng xử của cha mẹ đã vô tình ảnh hưởng tới kiến thức giới tính của trẻ mà người lớn không hề hay biết. Cùng kiểm tra xem bạn có mặc phải sai lầm nào dưới đây không nhé!

1. Cho trẻ mặc quần khoét đũng

Với nhiều phụ huynh, đặc biệt là các thế hệ ông bà nhiều kinh nghiệm, quần khoét đũng cho bé là thứ “bảo bối” nhất định phải có. Có ý kiến cho rằng, quần khoét đũng có thể tiết kiệm tã, bỉm, giúp bé thoáng mát, còn tránh được trường hợp bé buồn tè mà không kịp cởi quần.... Thế nhưng, bạn sẽ phải suy nghĩ lại khi biết được những ảnh hưởng của nó.

Loại quần này dành cho trẻ đang ở đúng độ tuổi ham chơi ham chạy, thích lăn lộn, nhảy nhót..., vậy nếu các vi khuẩn độc hại xâm nhập vào cơ quan sinh dục, hậu môn, niệu đạo của bé và gây nên viêm nhiễm thì sao đây? Bên cạnh đó, vùng kín của trẻ cũng có khả năng cao sẽ bị chà xát và va đập bởi không có lớp vải bảo vệ, thâm chí khi mặc loại quần này trẻ còn có suy nghĩ, vùng kín của mình có thể vô tư “lộ thiên” như thế sao?

Người Âu – Mỹ không có khái niệm mặc quần khoét đũng bởi họ muốn giáo dục con từ nhỏ rằng không được để lộ bộ phận sinh dục, con phải hiểu khái niệm về sự riêng tư và nhận thức được rằng đó là bộ phận không thể tùy ý để lộ. Không những bảo vệ được sự riêng tư của con mà cách này còn hình thành cho bé suy nghĩ về ranh giới cơ thể từ bé, bảo vệ con tránh khỏi bị xâm hại.

2. Trêu đùa vùng kín của trẻ

Chỉ vào "chỗ đó" của bé và hỏi: “Chú voi con” nằm ở đâu?, túm vào bộ phận sinh dục của bé rồi hỏi: “Đây là gì?” hay đánh vào “chú voi con” của bé quát: “Không nghe lời này! Hư này!”… đều là những hành vi trêu đùa thường thấy của người lớn.

Tuy nhiên, phía sau hành vi đó lại tiềm ẩn tác hại mà người lớn không ngờ tới. Nó sẽ khiến trẻ hiểu rằng bộ phận sinh dục là một “đồ vật” thú vị nhưng không quan trọng, có thể tùy tiện chỉ vào, sờ vào hay để người khác chạm vào. Bộ phận quan trọng như thế lại bị người khác tùy ý lôi ra làm làm trò đùa, về sau trẻ sẽ không cự tuyệt khi bị người khác, dù là người quen hay người lạ, động chạm vào chỗ đó. Nếu chẳng may trẻ gặp phải người xấu, làm sao bé tự tránh được việc bị xâm hại, làm sao tự bảo vệ được bản thân?

3. Cho trẻ đi vệ sinh bừa bãi

Chúng ta không khó bắt gặp hình ảnh trẻ em tiểu tiện bừa bãi ở trong sân, trên đường, trên xe khách… còn phụ huynh đứng bên cạnh, để con “thoải mái” trước cái nhìn cả bao nhiêu người. Nếu bị góp ý, kiểu gì cũng có người chống chế là “trẻ con không biết nhịn”. Chúng ta không biết rằng, đây cũng là 1 hành vi phá hủy ranh giới cơ thể.

Trẻ dưới 3 tuổi có thể đóng tã bỉm, còn trẻ trên 3 tuổi, cơ vòng ở hậu môn và niệu đạo đã phát triển, là lúc thích hợp để rèn luyện cho bé tự “kiềm chế”. Cách làm đúng đắn nhất là để bé “nhịn” 1 lúc rồi mới đến nhà vệ sinh gần nhất để giải quyết.

Để bé kìm nén ở mức độ nhất định còn có thể rèn luyện thêm tính nhẫn nại, quan trọng là khiến bé hiểu về tầm quan trọng của ranh giới cơ thể. Không thể để những sai lầm trong nhận thức của người lớn làm bé mất đi cảm giác biết xấu hổ, “giải quyết” kịp thời là cần thiết nhưng bảo vệ bộ phận riêng tư của bé còn quan trọng hơn.

4. Tùy tiện thân mật

Nhìn thấy những đứa trẻ đáng yêu, chúng ta đều muốn thơm, muốn nựng, nhưng hành động như vậy chỉ có bản thân mình thấy vui chứ không biết rằng, điều đó sẽ có ảnh hưởng xấu thế nào đến bé. Thông thường khi muốn động chạm vào người khác, đặc biệt là những người ý tứ, chúng ta luôn phải hỏi ý kiến của người ta trước, vậy tại sao lại tự cho mình quyền tùy ý thơm má các bé?

Để bé kìm nén ở mức độ nhất định còn có thể rèn luyện thêm tính nhẫn nại, quan trọng là khiến bé hiểu về tầm quan trọng của ranh giới cơ thể. Không thể để những sai lầm trong nhận thức của người lớn làm bé mất đi cảm giác biết xấu hổ, “giải quyết” kịp thời là cần thiết nhưng bảo vệ bộ phận riêng tư của bé còn quan trọng hơn.

4. Tùy tiện thân mật

Nhìn thấy những đứa trẻ đáng yêu, chúng ta đều muốn thơm, muốn nựng, nhưng hành động như vậy chỉ có bản thân mình thấy vui chứ không biết rằng, điều đó sẽ có ảnh hưởng xấu thế nào đến bé. Thông thường khi muốn động chạm vào người khác, đặc biệt là những người ý tứ, chúng ta luôn phải hỏi ý kiến của người ta trước, vậy tại sao lại tự cho mình quyền tùy ý thơm má các bé?

Hoạt động trong nhà vệ sinh là lúc thích hợp để dạy bé về ranh giới cơ thể. Ở một số nước, trẻ từ 2 tuổi trở lên sẽ bắt đầu được rèn luyện thói quen tự tắm 1 mình, bao gồm: tự vào nhà tắm, cởi đồ, tắm, lau người rồi mặc quần áo. Điều bố mẹ cần làm là không được xem con tắm, đồng thời không để con nhìn thấy mình tắm, đó gọi là sự tôn trọng lẫn nhau.

Có thể để trẻ 2 tuổi tự làm hết những việc đó là điều không đơn giản, cha mẹ cũng có thể thông qua những hành vi khác để dạy bé về ranh giới cơ thể. Ví dụ như không tự ý mở cửa nhà vệ sinh khi có người trong đó, không được để người khác giới tắm cho bé… những hành vi đơn giản này thực sự có hiệu quả trong việc hình thành cho bé khái niện về không gian riêng tư.

Theo Sohu/Trí thức trẻ