Dòng sự kiện:

Hướng dẫn cách hạn chế sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ khi giao mùa

22:57 29/07/2016
Vào dịp giao mùa là cơ hội cho các mầm bệnh sinh sôi nảy nở khiến trẻ dễ bị cúm, sổ mũi,… Dưới đây là những cách để hạn chế mầm bệnh cho trẻ.

Trẻ sổ mũi, nghẹt mũi khi giao mùa diễn ra phổ biến khiến trẻ quấy khóc, khó chịu. Vậy cha mẹ cần làm gì để hạn chế sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ khi thời tiết thay đổi?

Dấu hiệu và cách xử lý khi trẻ sổ mũi, cảm cúm trong dịp giao mùa

- Trẻ khóc, quấy, kén ăn. 

- Sổ mũi, thân nhiệt cao hơn bình thường. 

Cần chữa trị sớm để tránh trẻ bị viêm họng, viêm phế quản. Khi trẻ bị sổ mũi, cảm cúm cần sử dụng dụng cụ hút nước mũi rồi nhỏ mũi bằng các loại thuốc dành riêng cho trẻ, trừ các loại thuốc có dầu và thuốc làm co mạch máu. 

Nước mũi của trẻ có màu vàng thì chứng tỏ trẻ đã bị nhiễm trùng. Lúc này người lớn cần xịt ngoài mũi thì còn phải cho trẻ uống thuốc kháng sinh theo liều lượng bác sĩ chỉ định. 

Cách phòng bệnh sổ mũi, cảm cúm cho trẻ dịp giao mùa

- Nhỏ mũi thường xuyên cho trẻ (khoảng 2 lần/ngày), nặng thì 5-6 lần/ ngày.

Vào dịp giao mùa là cơ hội cho các mầm bệnh sinh sôi nảy nở khiến trẻ dễ bị cúm, sổ mũi,… Ảnh minh họa

- Thường xuyên rửa sạch chân tay cho trẻ mỗi khi chơi xong và không cho trẻ nghịch bẩn trước khi ăn và ngủ.

- Cho trẻ uống nhiều nước và thường xuyên cho trẻ uống nước hoa quả, trái cây tươi.

- Cách 1 ngày cho trẻ ăn thay đổi váng sữa và sữa chua.

Lưu ý mẹ cần nhớ khi trẻ bị sổ mũi 

Không được dùng miệng hút mũi cho bé

Thói quen hút mũi cho trẻ khi con bị sổ mũi là một thói quen không tốt và mất vệ sinh, gây ra các nguy cơ về bệnh hô hấp của trẻ nặng hơn bởi trong hơi thở của người lớn thường chứa vi khuẩn có hại cho bé, nhất là những người có bệnh về đường hô hấp, bệnh lây .

Hạn chế xông mũi tại nhà cho trẻ

Nhiều gia đình đã tự ý mua trang thiết bị để xông mũi tại nhà cho con nhưng việc này rất nguy hiểm, bởi vì không phải người nào cũng biết dùng đúng cách. 

Đặc biệt, sẽ nguy hiểm hơn cho sức khỏe của trẻ nếu thuốc kháng sinh, kháng viêm được dùng lâu ngày có thể gây xơ cứng cuống mũi, dễ bị hư các tế bào lông chuyển ở niêm mạc mũi, dễ nhiễm trùng và mắc các bệnh về hô hấp. 

Khi dùng quá quá liều trẻ sẽ gặp một số tác dụng phụ như tăng hoặc hạ huyết áp, run tay chân, tăng nhịp tim, hồi hộp. Đối với một số thuốc co mạch thì sẽ gây co thắt, gây bệnh tim mạch, có thể tử vong đối với trẻ em dưới 10 tuổi…

Sử dụng thảo dược để xông thì nguy cơ bị kích ứng cũng như bột phát cơn suyễn cấp gây co thắt phế quản rất có thể xảy đối với những người có cơ địa dị ứng như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Không nên rửa mũi quá nhiều

Nếu hằng ngày đều rửa mũi cho trẻ thì rất có khả năng mất chất nhầy trong khoang mũi khiến trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi, dễ bị viêm hơn.

Trong mũi mỗi người đều có một cơ chế tự làm sạch. Chất nhầy có trong mũi có tác dụng tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn và chỉ nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch trước khi nhỏ thuốc trị nghẹt mũi khi trẻ có triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, có nước mũi trong, nước mũi đặc. 

Không nên lạm dụng thuốc nhỏ mũi

Tuyệt đối không được lạm dụng các loại thuốc nhỏ mũi không theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là các loại thuốc có chứa corticoid, kháng sinh… khi chưa tìm nguyên nhân để điều trị.

Theo Gia đình Việt Nam