Dòng sự kiện:

Cách phân biệt mận Việt Nam, mận Trung Quốc và chọn đúng loại mận ngon

02:00 29/06/2016
Chiêu hay phân biệt mận ta và mận Trung Quốc, giúp bạn chọn đúng loại mận ngon và an toàn để ăn.
Hiện tại chợ đầu mối cho đến những chợ bán lẻ hay hàng rong, có đến cả chục loại mận được bán cho người tiêu dùng.

Mận hậu, mận tam hoa là hàng độc quyền của Việt Nam, hiện mới chỉ có ở Việt Nam trồng được. Nhưng khi hết mùa mận hậu, mận tam hoa (khoảng tháng 7) thì những loại mận sau đó đều là mận Trung Quốc.

Có thể kể đến các loại mận Trung Quốc trên thị trường Việt Nam như loại mận đen tím bầm, quả to bằng nắm tay người (quả to gấp 3-4 lần quả mận tam hoa), xuất hiện  vào thời điểm tháng 8, tháng 9 hàng năm. Bên trong thịt mận có màu vàng, mọng nước, ăn mềm và có vị ngọt.

 

Ở Việt Nam cũng có loại mận đen nhưng quả chỉ nhỏ tương đương mận tam hoa, sản lượng cũng không có nhiều và cũng hết mùa vào tháng 7.

Ngoài ra có loại mận cơm đường vỏ xanh, quả chín vỏ sẽ màu hơi vàng, thỉnh thoảng có điểm quả mận đỏ, ăn giòn, ngọt, lúc cắn đôi quả mận, hạt sẽ tách rời. Trên thị trường người bán vẫn quảng cáo loại mận cơm đường này là mận cơm Việt Nam.

Tuy nhiên, mận cơm ở Việt Nam thường có vào thời điểm đầu mùa, trước cả mua mận tam hoa. Được trồng chủ yếu ở vùng Lạng Sơn. Mận ăn có vị chua, chát, giòn.

Trong khi đó, mận cơm đường của Trung Quốc lại có sau thời điểm mận tam hoa kết thúc (bắt đầu từ khoảng tháng 6 hàng năm).

Dưới đây, yeutretho.vn xin giới thiệu đến bạn các cách để phân biệt giữa mận Việt Nam và mận Trung Quốc:

Cách phân biệt mận Việt Nam và mận Trung Quốc

* Hình dáng: Mận Việt Nam quả nhỏ chứ không quả to như mận Trung Quốc.

* Màu sắc: Mận Trung Quốc có màu vàng mờ, không đẹp mắt bằng mận Việt. Mận Việt Nam chín có màu đỏ, tím rất bắt mắt.

* Vị ngọt: Mận Việt Nam thường có vị chua, thanh. Khi chín thì ruột ngọt nhưng phần vỏ vẫn hơi chua nhẹ.

Mận Trung Quốc ăn ngọt, ruột mềm, nhũn hơn nhưng khi để tủ lạnh thường bị nẫu ruột, ăn nhạt và không ngon.

Không chỉ vậy mận Sapa Lào Cai cũng có màu tím, vị ngọt nhưng lại là loại quả nhỏ chứ không quả to như mận Trung Quốc.

Bên cạnh đó mận Sapa còn có loại mận Hậu nhưng vỏ màu xanh, sờ mêm, ruột màu vàng và ăn có vị chua.

Còn loại mận Tà van nhỏ thì chỉ nhỏ như ngón tay cái và có màu tím rất đẹp nhưng loại mận này thì rất chua nên thường chỉ dùng ngâm rượu vang, làm siro.

Một loại mận khác được thu hoạch tại huyện Bắc Hà, Lào Cai thì có có màu tím nhạt, ruột đỏ, quả to bằng quả táo và vị chua, bên ngoài có lớp phấn trắng.

Phân biệt mận Sapa Lào Cai và mận Trung Quốc

Toàn bộ mận Sapa Lào Cai đều hết mùa vào khoảng giữa tháng 7 và cuối tháng 7 vì vậy những loại mận sau đó đều là mận Trung Quốc.

Không chỉ vậy mận Sapa Lào Cai cũng có màu tím, vị ngọt nhưng lại là loại quả nhỏ chứ không quả to như mận Trung Quốc.

Bên cạnh đó mận Sapa còn có loại mận Hậu nhưng vỏ màu xanh, sờ mêm, ruột màu vàng và ăn có vị chua.

Còn loại mận Tà van nhỏ thì chỉ nhỏ như ngón tay cái và có màu tím rất đẹp nhưng loại mận này thì rất chua nên thường chỉ dùng ngâm rượu vang, làm siro.

Một loại mận khác được thu hoạch tại huyện Bác Hà Sa Pa thì có có màu tím nhạt, ruột đỏ, quả to bằng quả táo và vị chua, bên ngoài có lớp phấn trắng.

Lưu ý chọn mận ngon và bảo quản mận

- Tốt nhất bạn nên mua loại mận vẫn còn cuống và lá.

- Nên nếm thử, nếu là mận chuẩn Việt Nam thì kiểu gì cũng chua của vỏ, ngọt của ruột chứ không ngọt nhạt và mềm ruột như mận Trung Quốc.

- Không nên mua quả mận có vết đốt của côn trùng hoặc vết bấm móng tay dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

- Bảo quản: sau khi mua mận về, mọi người phải rửa sạch mận bằng nước muối. Nên bảo quản trong tủ lạnh ở mức nhiệt 4 độ C, vì như thế sẽ giữ cho mận tươi, ngon. Không để mận ở chỗ nóng, ẩm thấp sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng.

- Trước khi ăn phải rửa sạch mận bằng nước muối. Khi mua mận về, cần lọc thêm một lần nữa để loại bỏ những quả sâu, thối, hỏng.

Trên đây là hướng dẫn giúp bạn phân biệt mận Việt Nam và mận Trung Quốc. Để có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc phân biệt và chọn mua các loại hoa quả, bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

Đinh Hương

Nguồn: Gia đình Việt Nam