Dòng sự kiện:

Cần hạn chế đưa trẻ bệnh nhẹ tới các bệnh viện lớn, tránh lây nhiễm bệnh từ bệnh viện

Theo báo Lao động
14:19 12/10/2018
Sáng 12.10, Bộ Y tế phối hợp với UBND TPHCM tổ chức “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018”. Tại đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, cần hạn chế đưa trẻ (trẻ bệnh nhẹ) tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm bệnh từ bệnh viện.

Theo đó, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, trong năm 2018, số mắc bệnh tay chân miệng giảm 18,9%, sốt xuất huyết giảm 53,6% so với năm 2017 và giai đoạn 2013 - 2017. Các bệnh truyền nhiễm khảo như bệnh dại, sốt rét, bạch hầu, ho gà… cũng ghi nhận số mắc giảm và có tỷ lệ mắc thấp hơn nhiếu so với cảc nước trong khu vực.

Trẻ điều trị bệnh chân tay miệng tại bệnh viện.

Tuy vậy trong thời gian gần đây bắt đầu có sự gia tăng bệnh tay chân mìệng và sởi tại một số địa bàn nơi có tập trung đông dân cư, có sự giao lưu đi lại lớn, điều kiện sinh sống chật hẹp, chưa bảo đảm vệ sinh, ý thức người dân chưa cao ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội…

Trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều tiềm ẩn diễn biến phức tạp, ngoài nguy cơ bệnh mới nổi và nguy hiểm có khả năng xâm nhập vào nước ta thì các bệnh dịch lưu hành trong nước như tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết luôn tiềm ấn bùng phát cục bộ.

Ngoài ra, hoạt động phòng, chống dịch bệnh hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: việc giảm sát, phát hiện, xử lý ổ dịch chưa triệt để; tỷ lệ tiêm chủng còn thấp; chưa quyết liệt trong các hoạt động dự phòng; kinh phí đầu tư cho phòng, chống dịch còn nhiều hạn chế…

Phát biểu tại “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng hầu hết các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi đã được ngăn chặn, không ghi nhận cảc trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam như bệnh MERSCoV, bệnh cúm A(H7N9). Các bệnh dịch lưu hành trong nước đã được khống chế và kiếm soát tốt, số ca mắc các bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm dần qua các năm.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu.

Bộ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo, mỗi hộ gia đình cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy, vệ sinh dụng cụ chứa nước, lật úp các dụng cụ không chứa nước, thay nước bình hoa/bình bông…, tích cực phối họp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phỏng dịch.

Theo các bác sĩ tại TPHCM, trẻ có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện. Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi…

Ngoài ra, cần chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.

Nguồn: Gia đình Việt Nam