Dòng sự kiện:

Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc chì từ đồ chứa thực phẩm

16:25 07/05/2017
Đựng thực phẩm trong đồ nhựa, inox hay giấy báo có thể khiến người sử dụng phải đối diện với nguy cơ cao nhiễm độc chì.

Nhiễm độc chì vì đựng thực phẩm vào đồ nhựa, inox

Mùa hè sắp tới, nhiều bà nội trợ thường ngâm nước mơ, nước sấu tích trữ, các chị em dân văn phòng cũng hay đựng nước canh chua, nước rau muống dầm sấu trong các bình giữ nhiệt, cặp lồng Inox, hộp nhựa mang tới công sở. Tuy nhiên, đây lại là cách vô tình khiến thức ăn bị nhiễm độc nếu lựa chọn phải đồ Inox và nhựa kém chất lượng.

Các loại quả có nhiều axit sẽ sẽ kích thích quá trình giải phóng kim loại nặng trong inox, phản ứng với các hợp chất hóa dẻo của nhựa, tạo thành chất độc. Chất độc này khiến người sử dụng có thể bị ung thư.

Sử dụng bình nhựa để ngâm các loại nước mơ, sấu sẽ dẫn tới axit trong các loại quả này phản ứng với chất tạo dẻo của nhựa, tạo thành chất độc.

Nguy cơ nhiễm độc chì từ việc dùng báo gói xôi vỉa hè

Sử dụng giấy báo bọc xôi là thói quen của nhiều người bán hàng. Đồng thời nó cũng là một hình thức để người bán hàng tăng lợi nhuận của mình lên bằng việc sử dụng nguyên liệu rẻ tiền. Tuy nhiên, ngay cả người bán hàng cũng không lường trước được những nguy hiểm từ tờ giấy báo mà mình đang sử dụng.

Dùng giấy báo gói xôi, bọc thực phẩm, thấm dầu ... có thể khiến người dùng nhiễm khuẩn, nhiễm độc chì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Một số nghiên cứu ở Trung Quốc và Đài Loan cho biết loại mực dùng để in báo chứa nhiều nguyên tố gây hại như: ethanol, isopropanol, toluen…đặc biệt là PCBs ( Polychlorinated Biphenyls). Khi được làm khô chúng có đã giảm bớt khả năng gây hại nhưng với sức khỏe con người thì nó vẫn phát huy tác hại khôn lường khi bạn ăn phải hay hít phải chúng.

Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác ở Đài Loan, người ta cũng cảnh báo về tác hại sức khỏe của các kim loại nặng trong mực in báo. Thành phần chính của giấy báo là các tạp chất, hóa chất tổng hợp. Cùng với đó là loại mực dùng để in giấy báo cần phải có độ bám dính cao, trong đó nó có thành phần chì rất nặng.

Do chì không có khả năng hòa tan trong nước cũng như việc oxy hóa chúng là không thể nên khi chì được đưa vào cơ thể nó sẽ được các cơ quan như gan, thận, biểu mô mỡ nó sẽ bị tích trữ lại và gây hại. Theo các nhà khoa học thì có tới 0,1 – 1mg chất độc của chì trong 1kg giấy báo. Trong khi đó cơ thể người sẽ bị nhiễm độc khi lượng chì trong cơ thể lên đến 0,5 – 2mg chất độc của chì.

Theo Gia đình Việt Nam