Dòng sự kiện:

Câu 'thần chú' giúp con kiên nhẫn và tăng khả năng thành công

VnExpress
08:58 21/03/2017
Hãy áp dụng cách giao kèo trong nhiều tình huống để rèn trẻ kiên nhẫn. Ví dụ khi trẻ ăn, giới hạn thời gian 30 phút, ăn không xong bữa sẽ cất.

Tính kiên nhẫn sẽ giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi, giúp phát triển tư duy, tạo nên tính cách ôn hòa và tăng khả năng thành công sau này.

Thí nghiệm kẹo dẻo (Marshmallow) về tính kiên nhẫn:

Giáo sư Kumst (Đại học Maastricht, Hà Lan) cho biết: Dạy tính kiên nhẫn cho các trẻ có thể bắt đầu bằng việc dạy trẻ biết tôn trọng sự thỏa thuận với một ai đó. Trẻ cũng học hỏi tính kiên nhẫn từ chính bố mẹ. Vì thế đừng làm trẻ mất kiên nhẫn vì sự mất kiên nhẫn của bạn.

Ứng dụng thỏa thuận để rèn luyện tính kiên nhẫn:

- Trong việc ăn: Trẻ cần được biết bạn có kiên nhẫn cho bé ăn hay không. Đừng thể hiện như thế này: "Mẹ bực lắm, con ăn gần một tiếng rồi, mẹ quá kiên nhẫn với con rồi". Thay vì như vậy, bạn quy định 20 phút cho bữa ăn phụ, 30 phút cho bữa ăn chính. Thỏa thuận với trẻ thời gian này, nếu con ăn không hết mẹ sẽ cất.

- Trong việc đòi đồ chơi: Trẻ hay vòi hoặc giành đồ chơi. Hãy thỏa thuận con sẽ được chơi trong 20 phút, sau đó đến lượt bạn. Nếu không giữ đúng thỏa thuận, con sẽ không được chơi món đồ này nữa.

Thí nghiệm Marshmallow đã chứng minh những trẻ kiên nhẫn là người thành công sau này.

- Trong việc ngủ: 20 phút nữa, mẹ sẽ tắt đèn. Con có đủ thời gian hoàn tất vài trang truyện đang xem và có đủ thời gian chúc ngủ ngon các bạn ôtô, gấu bông của con. Giao kèo vậy nhé!.

- Trong đi dạo: Con có thể chạy chơi, nhưng không quá cây cột kia. Con có thể nghịch nước ở vòi, nhưng không đi gần cái hồ. Con có thể hỏi mẹ những điều con không biết, nhưng không được hỏi lúc mẹ đang lái xe. Ta giao kèo vậy nhé!

- Trong việc học hành: Điểm 6 là không xấu, nhưng mẹ nghĩ con có thể lấy điểm 8, chỉ cần học lại chỗ này. Mẹ không cần con có điểm 10, mẹ mong muốn con có hai điểm 8, gia đình mình sẽ đi công viên cuối tuần nhé.

Khi được cha mẹ đưa ra những thỏa thuận thực tế, vừa sức và chỉ cho bé cần cố gắng chỗ nào, sẽ tốt hơn là thỏa thuận lớn.

Chuyên gia Anh Nguyễn (Đại học Worcester, Anh)

Nguồn: Gia đình Việt Nam