Dòng sự kiện:

Chọn giày, dép có nhạc cho trẻ - vui tai mẹ, hại sức khỏe con

18:31 03/07/2015
Theo các bác sĩ, chuyên gia tâm lý, việc lạm dụng mang giày loại phát ra âm thanh sẽ “lợi bất cập hại” cho sự phát triển bình thường của trẻ.

 

 

 

 

 

 

 

Giày, dép phát nhạc cho trẻ “lợi bất cập hại”

Rất nhiều phụ huynh cho trẻ mang giày, dép có nhạc, thậm chí có loại còn phát ra ánh sáng ở quanh đế giày. Trẻ rất thích thú với các loại giày, dép này nhưng loại giày, dép này cũng có thể gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ.


 

Việc đi giày, dép phát ra âm thanh, ánh sáng sẽ dễ khiến trẻ phân tán sự chú ý.

Ảnh hưởng đến thính lực

Loại giày có âm thanh thông thường cách 20 mét vẫn nghe rất rõ. Âm thanh này truyền đến tai trẻ càng lớn và nhiều hơn khi mang trực tiếp. Ngoài ra, nếu chọn phải giày có chất lượng kém, chất lượng phát ra âm thanh không hợp tiêu chuẩn và chói tai thì sự kích thích âm thanh này sẽ gây hại cho thính lực của trẻ.

Hơn nữa, nếu một bên giày bị hỏng phần phát ra âm thanh, trẻ đi lâu ngày có thể xuất hiện tình trạng một bên chân nặng, một bên kia lại nhẹ hơn, gây mất cân bằng khi bước đi, ảnh hưởng đến chân của trẻ.

Ảnh hưởng đến thị lực

Trẻ thường thích những đồ vật có ánh sáng, tuy nhiên ánh sáng của các loại giày trẻ em hiện nay thường kích thích quá mạnh đối với thị lực của trẻ nhỏ.

Mắt của trẻ vẫn đang trong quá trình sinh trưởng và phát triển, nếu thường xuyên tiếp xúc với giày có ánh sáng sẽ gây hại nhất định. Trẻ sẽ xuất hiện tình trạng chớp mắt liên tục, thị lực bị mỏi, lâu ngày dẫn đến suy giảm thị lực và độ nhạy cảm với màu sắc.

Ảnh hưởng đến não bộ

Các thiết bị phát ra âm thanh, ánh sáng trong giày trẻ em đều được gắn dưới đế sau của giày. Điều này khiến tự nhiên sẽ khiến trẻ sẽ cố ý dùng sức chạm gót giày xuống mặt đất trước trong lúc bước đi, trong khi đáng lẽ phải chạm phần lòng bàn chân trước mới đúng.

Cho trẻ đi giày, dép có nhạc ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường não bộ của trẻ.

Vì như thế mới giảm sự kích thích đối với não bộ. Trong khi mang giày phát ra âm thanh hay ánh sáng thì trọng tâm của trẻ sẽ bị di chuyển lệch đi, lực hướng về gót chân phía sau càng lớn hơn, ảnh hưởng đến não bộ. Đồng thời những loại giày này cũng có thể làm thay đổi tư thế đi đứng của trẻ.

Dễ tạo thành thói quen đi khom ngực

Khi đi, trẻ sẽ có thói quen cúi đầu để nhìn xem giày của mình có phát ra âm thanh hay ánh sáng hay không. Thói quen này về lâu dài sẽ khiến trẻ có tư thế đi kiểu khom lưng, thu ngực lại, dẫn đến gây hại cho cột sống và xương.

Làm nhiễu thời kỳ nhạy cảm của chân

Trẻ từ 1-2 tuổi sẽ ở trong thời kỳ nhạy cảm của chân. Khi trẻ tập đi sẽ thích tìm đến bất cứ chỗ nào mình muốn khám phá, đồng thời dùng chân để cảm nhận mặt phẳng và các vật thể khác. Nếu mang giày có âm thanh hay ánh sáng, vô tình sẽ làm trẻ phân tâm trong quá trình khám phá thế giới xung quanh và làm nhiễu độ nhạy cảm khi cảm nhận vật thể bằng chân.

Theo giảng viên Khoa Công tác xã hội (Đại học Sư phạm Hà Nội) cho hay, 6 năm đầu đời đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành nền tảng nhận thức, nhân cách của trẻ.

Bộ não của trẻ hầu như chỉ phát triển đến năm 6 tuổi. Và giai đoạn từ 0-3 tuổi (bộ não hoàn thiện 80%) là giai đoạn trẻ có khả năng học tập tốt nhất, khả năng nhớ, liên tưởng,... là vô hạn, nó cũng quyết định sự hình thành về tính cách và năng lực của trẻ.

Việc đi giày, dép phát ra âm thanh, ánh sáng sẽ dễ khiến trẻ phân tán sự chú ý, học thói quen quan sát. Khi thấy giày, dép phát ra ánh sáng lấp lánh, kích thích, bé sẽ nhìn “liên hồi kỳ trận”, có khi chớp mắt liên tục, thị lực trẻ sẽ bị mỏi. Có bé sẽ không “đáp lời” người lớn gọi tên, nhắc nhở bởi đang mải mê với âm thanh, ánh sáng từ đế giày

Mách mẹ cách chọn giày, dép an toàn cho bé

Vì vậy lựa chọn giày, dép phát nhạc cho con là một sai lầm nghiêm trọng các bà mẹ nên tránh. Thay vào đó, hãy nghiêm túc chọn sản phẩm giày dép có chất liệu mềm, êm, vừa vặn với đôi chân trẻ. Điều này sẽ đảm bảo cho sự phát triển an toàn về sức khỏe cũng như hệ xương, hệ vận động của trẻ giúp trẻ thật năng động và hoàn toàn khỏe mạnh.

Theo những nghiên cứu hàng đầu về sức khỏe trẻ em thì trẻ vốn có làn da rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi các hóa chất độc hại và tác động dù nhỏ nhất từ ngoại cảnh.

Khi mua giày dép trẻ em với chất liệu da trơn nên chú ý quan sát kỹ bề mặt da của giày dép. Đôi giày dép da bóng, trơn sẽ được bền lâu, mặt không có nhiều vết nhăn, vết nổ hay vết  phồng rộp của da.

Dùng ngón tay ấn mạnh lên bề mặt da giày dép. Nếu là da thật, sẽ để lại vết lõm quanh vết bấm của bạn. Nhưng khi bạn bỏ tay ra, vết lõm sẽ mất đi chứng tỏ độ đàn hồi của bề mặt da thật.

Trên thế giới, các thương hiệu giày dép trẻ em cao cấp thường hay dùng chất liệu vải Canvas để làm giày cho bé. Loại vải canvas này có tác dụng chấm thấm ngược, không bị mất màu khi vệ sinh, đặc biệt là có độ mềm mịn nhất định khi dùng tay tiếp xúc trực tiếp với bề mặt vải.

Đế cao su của giày dép trẻ em cũng là một trong những yếu tốt rất quan trọng. Thông thường các sản phẩm giày dép cho trẻ nhỏ có phần đế làm bằng chất liệu cao su. Chất lượng của chất liệu này sẽ được nhận biết không khó qua thính giác (ngửi). Nếu thấy có mùi hôi, hắc thậm chí mùi khó chịu thì có thể chất liệu cao su được sử dụng không tốt qua quá trình tái chế. Ngược lại, chất liệu cao su tốt, an toàn cho sức khỏe trẻ nhỏ sẽ không có mùi hoặc có mùi thơm

Để lựa chọn được cho bé những sản phẩm giày dép tốt nhất các bậc cha mẹ nên hỏi “giấy chứng nhận kiểm định chất lượng sản phẩm” của cửa hàng để nắm được nguồn gốc xuất sứ của sản phẩm.

Đức An (Tổng hợp)/ĐSPL