Dòng sự kiện:

Con 4 tuổi bị hóc xương cá, mẹ cho ngay thứ này vào miệng bé, bác sĩ cũng phải khen

Theo Eva
20:59 18/08/2019
Sau khi nghe cách người mẹ xử lý khi con bị hóc xương xá, bác sĩ đã giơ ngón tay cái lên và khen ngợi.

Cá là một thực phẩm rất phổ biến được chiều bà mẹ lựa chọn chế biến cho con nhỏ. Cá không chỉ rất ngon về hương vị, mềm dễ nuốt mà còn chứa rất nhiều chất có lợi cho bộ não. Nhưng khi trẻ ăn cá, các bà mẹ thường cảm thấy rất lo lắng về một điều, đó là vấn đề xương cá.

Mới đây, câu chuyện một đứa trẻ 4 tuổi bị xương cá đâm, và người mẹ đã sử dụng phương pháp sơ cứu khẩn cấp này để "lấy xương" đúng cách rất được các bác sĩ khen ngợi.

Theo đó, cô bé Yuanyuan (ở Trung Quốc) là đứa con duy nhất trong gia đình, vì vậy bố mẹ rất quan tâm đến Yuanyuan. Trong số các loại thực phẩm, món ăn yêu thích của bé là ăn cá. Một ngày nọ, mẹ em vẫn làm cá cho con, nhưng trong quá trình ăn, Yuanyuan đã vô tình nuốt phải xương cá.

Con 4 tuổi bị hóc xương cá, mẹ cho ngay thứ này vào miệng bé, bác sĩ cũng phải khen - Ảnh 1.
 

Đối mặt với tình huống này, mẹ Yuanyuan không tỏ ra rất lo lắng. Trước tiên, bà mẹ nhờ bà ngoại lấy đèn pin và nhíp nhỏ sạch, sau đó soi đen pin vào họng con tìm thấy mảnh xương mắc. Cuối cùng, với hai dụng cụ đèn pin và nhíp nhỏ, xương cá bị mắc kẹt trong cổ họng Yuanyuan đã được đưa ra ngoài.

Để đảm bảo cổ họng của con không bị trầy xước, bà mẹ đã đến bệnh viện với con. Sau khi kiểm tra, bác sĩ nói rằng cổ họng của trẻ khỏe mạnh và không có vết thương. Sau khi nghe cách mẹ Yuanyuan xử lý khi con bị hóc xương xá, bác sĩ đã giơ ngón tay cái lên và khen ngợi.

Vậy làm thế nào để có thể tránh cho con bị hóc xương cá?

Con 4 tuổi bị hóc xương cá, mẹ cho ngay thứ này vào miệng bé, bác sĩ cũng phải khen - Ảnh 2.
 

Trước hết, các bà mẹ có thể bắt đầu với việc chọn lựa cá. Khi mua cá, đừng mua cá có nhiều xương. Những con cá này phù hợp hơn để làm thức ăn của trẻ em.

Thứ hai, khi trẻ ăn cá, cha mẹ phải luôn ở bên cạnh trẻ và giúp trẻ lấy xương trong cá. Có thể dặn con nhai cá trước, nhai cơm sau để nhằn xương dễ hơn.

Nếu trẻ vô tình bị hóc xương, cha mẹ nên phản ứng như thế nào?

Con 4 tuổi bị hóc xương cá, mẹ cho ngay thứ này vào miệng bé, bác sĩ cũng phải khen - Ảnh 3.
 
Cha mẹ có thể tham khảo cách thực hành của mẹ Yuanyuan. Sau khi đứa trẻ bị hóc xương, hãy lấy đèn pin và nhíp nhỏ và lấy xương cá ra. Nếu xương ở vị trí sâu, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện và để bác sĩ sử dụng thiết bị chuyên nghiệp. 

Điều các bậc cha mẹ nên chú ý ở đây là nếu không thể lấy được xương ra, không nên sử dụng phương pháp nuốt cơm và uống giấm. Giấm không thể làm mềm xương cá trong một thời gian ngắn. Nuốt cơm có thể khiến xương cá đạt đến một vị trí sâu hơn và làm cho việc gắp xương trở nên khó khăn hơn.

Nguồn: Gia đình Việt Na