Dòng sự kiện:

Cơn đau do tăng trưởng ở trẻ và những điều mẹ cần biết

19:02 20/08/2017
Sự phát triển của trẻ thường kèm theo những cơn đau do tăng trưởng khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

Đau do tăng trưởng là những cơn đau ở cả hai chân, thường ở phía trước đùi, bắp chân hoặc sau đầu gối và thường xảy ra với các bé ở độ tuổi từ 3 tới dậy thì. Đau do tăng trưởng – Tình trạng khá phổ biến
Mặc dù những cơn đau này được gọi là đau do tăng trưởng nhưng vẫn chưa có bằng chứng về sự phát triển xương gây tổn thương cho trẻ. Những cơn đau do tăng trưởng có thể kết nối đến cơn đau ở ngưỡng cấp độ thấp, trong một vài trường hợp khác có thể liên quan tới những vấn đề tâm lý.

Trẻ em đang ở độ tuổi phát triển thường bị đau xương, nguyên nhân có thể liên quan đến sự tăng trưởng của cơ thể.

Sự phát triển của trẻ kèm theo những cơn đau do tăng trưởng là tình trạng khá phổ biến, thường gặp ở những trẻ lớn nhanh nên hệ xương và cơ không phát triển cùng nhịp dẫn đến các đầu bám gân, xương chưa chắc chắn, bên cạnh đó trẻ lại hoạt động nhiều nên thấy đau xương.

Không có phương pháp trị liệu đặc biệt cho những cơn đau do tăng trưởng. Tuy nhiên, mẹ có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn bằng cách chườm nóng lên chỗ đau hoặc xoa bóp cho trẻ. Mẹ cũng đừng nên quá lo lắng, những cơn đau tăng trưởng thường không liên quan tới bệnh tật của trẻ và những cơn đau thường biến mất vào buổi sáng, đôi khi bố mẹ có thể nghĩ là trẻ bịa ra cơn đau để thu hút sự quan tâm của mình. Do đó bố mẹ cần hỗ trợ và an ủi trẻ là những cơn đau do tăng trưởng sẽ hết khi trẻ trưởng thành.

Cách xử lý đau do tăng trưởng ở trẻ

Theo thống kê có tới 25% -40% trẻ gặp những cơn đau do tăng trưởng, và thường xảy ra ở bé gái nhiều hơn bé trai. Đau do tăng trưởng thường xảy ra vào chiều muộn hoặc buổi tối. Thi thoảng cơn đau còn đánh thức trẻ thức dậy vào lúc nửa đêm.

Sự phát triển của trẻ kèm theo những cơn đau do tăng trưởng thường tập trung vào phần cơ hơn là các khớp nên những cơn đau nhức thường gặp ở cả hai chân: ở phía trước đùi, bắp chân, sau đầu gối, mắt cá chân và bàn chân. Nhiều trẻ còn cảm thấy đau bụng hoặc đau đầu khi xuất hiện cơn đau do tăng trưởng. Tình trạng này xảy ra suốt đêm nhưng cũng có thể tái phát hàng đêm trong vài tuần rồi hết.

Một số người tin rằng cơn đau này là do cơ co rút hoặc do xương phát triển với tốc độ nhanh nên bị đau. Đau khớp bởi những bệnh nghiêm trọng thì khớp sẽ bị sưng, tấy đỏ, mềm hoặc nóng nhưng trong trường hợp trẻ bị đau khớp do tăng trưởng thường không có những dấu hiệu này mà trông rất bình thường. Nếu cơn đau thường xảy ra tại cùng một vị trí hoặc nếu có những triệu chứng khác (đặc biệt như sốt hoặc phát ban), mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Nếu trẻ thấy đau hông thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ vì cơ hông rất dễ bị thương tổn. Trẻ cảm nhận cơn đau từ khớp hông ở bẹn hoặc dọc bên trong đùi chứ không phải ở khu vực mà mọi người vẫn thường nghĩ là hông. Tình trạng khập khiễng luôn xảy ra cùng với có hoặc không kèm theo cơn đau hông (trừ khi biết được lý do rõ ràng chẳng hạn như đau chân). Trẻ thừa cân có khuynh hướng dễ gặp những vấn đề về hông, đầu gối, mắt cá chân và chân.

Nếu cơn đau do sự phát triển của trẻ chạy dọc theo hoặc bên dưới xương bánh chè, đặc biệt ở giai đoạn dậy thì, thường là do dây chằng bị căng giãn ở phần nối phía trên của xương ống chân. Cơn đau nặng hơn sau khi trẻ chơi các môn thể thao liên quan đến nhảy. Các môn thể thao này dẫn tới chấn thương quá mức, tương tự như bị đau khuỷu tay khi chơi tennis. Việc chữa trị đòi hỏi bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm viêm cũng như những bài tập thể dục tăng cường cơ bắp nhằm giữ xương bánh chè tại chỗ.

Nguồn: Gia đình Việt Nam