Dòng sự kiện:

Con hỏi: “Nếu con học giỏi, mẹ có cho con tiền tiêu vặt không?”, mẹ đắn đo rồi trả lời...

Việc dùng tiền tiêu vặt làm phần thưởng dành tặng cho con mỗi khi chúng đạt thành tích tốt trong học tập vẫn thường xảy ra ở các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, với bà mẹ này lại có cách trả lời khiến đứa con phải suy nghĩ.

Một bà mẹ người Mỹ đã chia sẻ câu chuyện về việc cho đứa con tiền tiêu vặt lên mạng xã hội. Cô cho rằng liệu cho tiền tiêu vặt quá sớm có phải tạo thói quen hư cho chúng hay không? Bản thân nhiều bậc phụ huynh với bộn bề công việc cũng không thể nào kề sát theo con để quản lý tiền tiêu vặt cho tốt.

Cô chia sẻ, trẻ con ngày một lớn lên, nhu cầu thiết yếu của chúng cũng cần đáp ứng không kém gì người lớn. Mỗi tháng ngoài tiền dụng cụ học tập, còn có cả tiền đi chơi cùng bạn bè. Cứ mỗi tháng cô phải suy nghĩ phải cho con bao nhiêu tiền là đủ? Không hy vọng con lớn lên xài tiền vung tay quá trán, cho nên cho quyết định cho con ít tiền tiêu vặt.

Cho tiền trẻ con vô điều kiện sẽ dạy hư chúng (Ảnh: Internet)

Không ít phụ huynh dùng tiền tiêu vặt để cổ vũ tinh thần học tập của con. Nếu con học hành với thành tích cao, hay giúp đỡ việc nhà hoặc làm những điều mà cha mẹ hài lòng, thì sẽ được cho tiền tiêu vặt để khích lệ hành động đó. Con của cô từng hỏi: “Nếu con thi được điểm cao, có phải mẹ sẽ thưởng tiền tiêu vặt cho con đúng không?”. Cô đã từng có suy nghĩ như vậy nhưng về sau cô phát hiện đây không phải là cách khích lệ lâu dài, ngược lại sẽ khiến con trẻ ỷ lại và tiêu tiền một cách tự do. Cho nên, cô đã thay đổi suy nghĩ và trả lời khiến con phải suy nghĩ :“Việc nên làm của học sinh là học cho giỏi, nâng cao thành tích. Việc nên làm của người lao động là làm tốt công việc được giao, nâng cao nghiệp vụ. Đây là quy tắc làm người, mỗi người đều phải có trách nhiệm với chính bản thân mình. Chứ không phải con học giỏi thì mẹ phải thưởng cho con? Con thấy thế nào?”.

Các con cần ý thức được trách nhiệm của mình cũng hiểu hiểu được đồng tiền bố mẹ làm ra. (Ảnh: Internet)

Bọn trẻ rất hay so sánh với bạn bè trong lớp. Có lúc về nhà khoe với bố mẹ rằng hôm nay bạn A có nhiều tiền tiêu vặt lắm, bạn ấy có thể tự mua cái này cái kia,... Mỗi lúc như thế, cô luôn thức tỉnh con trẻ một điều: “Trên thế giới này còn rất nhiều người ăn không đủ, mặc không ấm. Số mệnh của mỗi người khác nhau con à, cho nên con đừng nhìn những bạn ấy mà ngưỡng mộ. Hơn nữa việc dùng nhiều tiền tiêu vặt không có lợi ích gì cho con cả. Có nhiều cô nhiều chú còn chẳng cho con họ tiền tiêu vặt, họ để các bạn ấy phải tự lao động kiếm tiền để dành đấy. Có như vậy, các bạn mới hiểu được sự cực khổ của bố mẹ!”.

Mấy tháng sau, cô phát hiện đứa con của mình không còn xin tiền tiêu vặt nữa. Gặng hỏi lý do nào đặc biệt khiến con thay đổi suy nghĩ, thì con trả lời: “Con cảm thấy ngại khi xin tiền bố mẹ quá. Bởi vì con muốn tự mình tiết kiệm tiền hơn. Bố đã giao việc nhà cho con để có tiền công”. Cô cảm thấy rất vui vì con đã biết suy nghĩ, hy vọng nó sẽ có thể lựa chọn được cách sống và học tập.

Đây được xem là cách giáo dục con xài tiền tiêu vặt của hầu hết các bà mẹ phương Tây. Tuy nhiên, vẫn có những bậc phụ huynh không trả tiền công làm việc nhà, cũng chẳng có thưởng, vì họ có những hình thức thưởng khác nhau. Trên thực tế, có những phần thưởng không nhất thiết phải là tiền, là vật chất, mà có thể là thời gian xem truyền hình hoặc chơi điện tử. Hiện tại, cũng có nhiều cha mẹ sử dụng phần thưởng như vậy. Sở dĩ họ không muốn liên kết giữa công việc nhà và tiền tiêu vặt vì muốn con cái có ý thức trách nhiệm với bản thân, với gia đình chứ không phải làm việc nhà chỉ để nhận tiền.

Nguồn: Gia đình Việt Nam