Dòng sự kiện:

Con sẽ nguy hiểm tính mạng nếu mẹ không hiểu rõ về tràn dịch màng phổi

Theo Marrybaby
08:17 19/12/2017
Tràn dịch màng phổi là bệnh lý có thể đe dọa tính mạng của thai nhi bất kỳ lúc nào. Khi được phát hiện sớm, bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp.

Trong tài liệu y khoa tràn dịch màng phổi thai nhi (Feta Pleural Effusion – FPE) là hiện tượng có sự tích tụ các chất lỏng trong các lớp mô bao quanh màng phổi của thai nhi (khoang màng phổi).

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Việc chẩn đoán nguyên nhân rất quan trọng trong việc điều trị cho thai nhi và trẻ sơ sinh sau sinh. Có hai loại tràn dịch màng phổi là tràn dịch do thấm và tràn dịch do dịch tiết.

Tràn dịch do thấm xuất hiện do các rối loạn và bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến việc hình thành, hấp thu dịch màng phổi. Nguyên nhân hàng đầu gây tràn dịch thấm màng phổi là xơ gan, suy tim trái, bất thường nhiễm sắc thể, tắc động mạch phổi…

Tràn dịch màng phổi do dịch tiết xảy ra do sự rối loạn tại chỗ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và hấp thu dịch màng phổi. Nguyên nhân chủ yếu do vi trùng, bệnh ung thư phổi, nhiễm siêu vi…

Khám thai định kỳ là cách tốt nhất phát hiện sớm tràn dịch màng phổi thai nhi

Bệnh tràn dịch màng phổi có nhiều dấu hiệu để nhận biết, thường gặp nhất là sau khi sinh, trẻ sơ sinh triệu chứng khó thở. Những triệu chứng phổ biến khác bao gồm:

  • Đau ngực âm ỉ phía tràn dịch
  • Ho khan mỗi khi thay đổi tư thế nằm
  • Sốt cao, có thể sốt lên đến 38,5 độ
  • Chụp X-quang phổi thấy mờ, dịch ở dưới thấp

Thông thường trẻ sẽ chỉ tràn dịch một bên màng phổi nhưng cũng có trường hợp tràn cả hai bên. Dịch tràn có thể vài mililit nhưng có có khi có rất nhiều, thậm chí một hoặc hai lít dịch. Tùy từng loại vi trùng mà dịch màng phổi có màu khác nhau, có thể có màu trắng sữa hay vàng đục.

Thai nhi bị tràn dịch màng phổi có nguy hiểm?

Nếu trẻ bị tràn dịch màng phổi sớm trong 3 tháng đầu của thai kì rất ít có khả năng điều trị dứt điểm, sau sinh bé có thể gắn liền với một số dị tật bẩm sinh và thậm chí tính mạng sẽ gặp nguy hiểm.

Tuy nhiên đó chỉ là trường hợp hiếm, tin vui là, hầu hết các trường hợp tràn dịch màng phổi ở thai nhi đều không quá nghiêm trọng, không cần phải điều trị đặc biệt, trong nhiều trường hợp còn có thể tự biến mất.

Hầu hết các trường hợp tràn dịch màng phổi ở thai nhi là không nghiêm trọng, không cần phải được điều trị gì đặc biệt. Trong nhiều trường hợp chúng dần tự biến mất. Tuy nhiên thai nhi phải được theo dõi thường xuyên để kiểm tra dấu hiệu gì nguy hiểm không.

Thai nhi được chẩn đoán tràn dịch màng phổi thường không cần phải có kế hoạch sinh đặc biệt trừ những trường hợp đặc biệt được bác sĩ chỉ định.

Những tiên lượng y khoa mẹ cần biết

Thai nhi bị tràn dịch màng phổi thường biểu hiện suy hô hấp nặng lúc sinh. Điều này có thể do sự chèn ép trực tiếp phổi gây ra bởi tràn dịch, hay do thiểu sản phổi thứ phát do chèn ép kéo dài trong lồng ngực.

Tiên lượng tràn dịch màng phổi thai nhi phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ thiểu sản phổi. Tiên lượng tốt cho thai nhi với tràn dịch đơn độc, một bên (không kèm phù thai nhi), và tràn dịch ở gần cuối thai kỳ. Tiên lượng xấu khi tràn dịch có kèm phù thai nhi hay có dị tật đi kèm và thiểu sản phổi hiện diện. Nhìn chung, diễn tiến lâm sàng của tràn dịch màng phổi thai nhi khó dự đoán được.

Cách điều trị bệnh

Bệnh tràn dịch màng phổi ở thai nhi và trẻ không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời:

Trong trường hợp nghiêm trọng, đứa trẻ sẽ phải được điều trị khi còn trong bụng mẹ. Thủ tục điều trị chủ yếu là 2 cách sau :

  • - Chọc: Dùng một cây kim nhỏ chọc vào màng phổi của bé để chất lỏng thoát ra.
  • - Chèn ống thông : chèn một ống shunt vào ngực của bé, để chất lỏng từ phổi thai nhi chảy ra liên tục vào nước ối.

Nếu tràn dịch màng phổi không được chẩn đoán trước khi em bé sinh ra thì bé sẽ nhận được số cách điều trị tùy thuộc vào tình trạng của bé.

  • - Chọc.
  • - Thuốc.
  • - Mở ống ngực.

Hiểu đúng và đầy đủ về bệnh tràn dịch màng phổi ở thai nhi mẹ sẽ an tâm đồng hành cùng bác sĩ trong quá trình mang thai của mình.

Nguồn: Gia đình Việt Nam