Dòng sự kiện:

Đau đầu ở trẻ nhỏ - nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

16:00 14/02/2016
Không ít người nghĩ rằng chỉ có người lớn mới bị đau đầu, thực tế là trẻ em cũng vậy, thậm chí chúng còn phải chịu những cơn đau khó chịu đến bất lực.

Tin liên quan

Hiện nay, đau đầu đã trở thành chứng bệnh phổ biến hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên. Đôi khi một cơn đau đầu có thể dễ dàng hết mà không cần chăm sóc y tế nhiều, nhưng những lúc khác, nó có thể là một dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh ở mức độ nghiêm trọng. Dưới đây là tất cả những gì các mẹ cần biết về chứng đau đầu ở trẻ em và cách để có thể bảo vệ con yêu luôn khỏe mạnh.

1. Các loại đau đầu ở trẻ

Không dễ dàng để cha mẹ có thể nhận ra được con của mình đang bị đau đầu, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Và không phải mọi đứa trẻ đều bị đau đầu như nhau, mà có rất nhiều kiểu đau đầu cha mẹ cần chú ý:

Chứng đau nửa đầu

Không chỉ người lớn, mà ngay cả trẻ em, trẻ sơ sinh đều có thể bị chứng đau nửa đầu. Một trẻ sơ sinh hoặc một trẻ nhỏ không có khả năng nói với phụ huynh về sự đau đớn, nhưng chúng có thể khóc, nắm lấy đầu, khó chịu. Các triệu chứng của đau nửa đầu là: đầu hay bị nhói khi gắng sức; đau kèm với buồn nôn và ói mửa; cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng…

Đau đầu căng cơ

Đây là kiểu đau đầu thường gặp ở trẻ mới biết đi, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Theo Baby & Child Care Dr Spock tại Ấn Độ, trẻ thường mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến những thay đổi trong lưu lượng máu tới các cơ bắp, có thể kèm đau và căng các nhóm cơ vai - cổ. Nguyên nhân do trẻ thích nghi kém với stress.

tập trung chủ yếu ở đầu và cổ gây nên chứng đau đầu.

Đau đầu cụm (hay đau đầu chùm)

Không phổ biến ở trẻ em dưới 12 tuổi nhưng bạn vẫn nên kiểm tra xem liệu con có những triệu chứng sau: cơn đau tạo thành từng đợt, khoảng 5 đợt mỗi ngày, kéo dài từ 1 đến 8 ngày; cảm giác đau buốt ở một bên đầu, kéo dài khoảng 15 phút cho đến 3 giờ; đi kèm chảy nước mắt, chảy mũi, bồn chồn kích động.

Đau đầu mãn tính

Các chuyên gia cho rằng chứng đau nửa đầu và đau đầu căng cơ kéo dài hơn 15 ngày mỗi tháng hoặc kéo dài từ 3 tháng trở lên thì đó là đau đầu mãn tính. Những loại đau đầu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, chấn thương đầu nhẹ hoặc rắc rối nghiêm trọng khác như khối u.

2. Nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ

Với mỗi trẻ nhỏ, có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến chứng đau nửa đầu, căng thẳng gây đau đầu hoặc đau đầu mãn tính… Một số nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến đau đầu ở trẻ em là:

- Nhiễm trùng: Nhiễm virus mà gây nên lạnh và cảm cúm có thể là một lý do gây đau đầu ở trẻ em. Đây là loại đau đầu đi kèm theo sốt và đau cơ thể. Bị nhiễm trùng xoang dai dẳng cũng có thể là một lý do khiến đau đầu ngay sau khi trẻ thức dậy vào buổi sáng. Ngoài ra, các bệnh nhiễm khuẩn có thể dẫn đến viêm amiđan cấp tính.

- Căng thẳng và mệt mỏi: Nhiều trẻ em đi học, người bị căng thẳng quá mức, thiếu ngủ và rối loạn cảm xúc có thể thường xuyên căng thẳng gây ra đau đầu. 

- Mỏi mắt: Đây là một nguyên nhân phổ biến của đau đầu ở nhiều trẻ em trong độ tuổi đi học. Nếu con của bạn kêu đau đầu mỗi ngày sau giờ học, chắc chắn rằng bạn nên quan tâm đến sức khỏe của con mình hơn nữa.

- Chấn thương đầu: Trong mọi trường hợp, tốt hơn hết là nên đi khám và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu con bạn bị buồn nôn và nôn mửa sau khi bị chấn thương.

- Ung bướu: Một khối u não có thể là một lý do khiến cơn đau đầu dai dẳng. có thể kéo dài qua ngày và đêm, kèm theo buồn nôn liên tục, nôn mửa, mất thăng bằng và co giật.

- Stress: Một số vấn đề với giáo viên, bạn bè hoặc thậm chí cha mẹ có thể gây nên cơn đau đầu ở trẻ em. Khi mà chúng cảm thấy buồn và bất lực thì đau đầu là chứng bệnh khó tránh khỏi.

- Dị ứng thực phẩm: Một số loại thực phẩm rất giàu chất bảo quản như nitrat hoặc bột ngọt có thể dẫn đến đau đầu ngay lập tức.

- Bị đói: Trẻ bị đói sau giờ tan học cũng có thể là một nguyên nhân khiến đau đầu ở trẻ em. Điều này làm cho lượng đường trong máu của trẻ giảm và cản trở lưu thông oxy trong máu, gây ra một nỗi đau không dao động trong đầu.

3. Điều trị đau đầu cho trẻ nhỏ

- Massage đầu cho bé: Đặt con nằm trên đùi của bạn và nhấn nhẹ nhàng quanh vùng thái dương rồi chuyển động tròn di chuyển vào phía trong, cứ tiếp tục làm như vậy cho đến khi cơn đau thuyên giảm.

- Cung cấp một bữa ăn nhẹ: Đôi khi đau đầu có thể là do giảm lượng đường trong máu do bị đói trong một thời gian dài. Vì vậy mẹ hãy cho con trái cây, bánh mì, các thực phẩm ngủ cốc hoặc một ly sinh tố để chống lại cơn đau đầu như vậy.

- Trườm khăn lạnh: Cho con bạn nằm xuống thẳng vào giường và làm ướt một chiếc khăn vào nước lạnh. Vắt khô nước rồi và chấm lên chán trẻ một cách nhẹ nhàng.

- Uống thuốc giảm đau: Cho trẻ uống thuốc giảm đau đầu, tuy nhiên, mẹ chỉ nên làm điều này khi đã được sự cho phép của bác sĩ hướng dẫn. 

- Cho trẻ ngủ: Đây là lựa chọn tốt nhất để điều trị đau đầu do căng thẳng gây ra và có thể làm cho con mình khỏe lại và để lại cơn đau đằng sau.

- Khám bác sĩ: Nếu bạn nhận thấy rằng con bạn không giảm cơn đâu đầu ngay cả sau khi cho uống thuốc 4 tiếng thì cần phải cho trẻ đi viện khám ngay, để tránh những biến chứng không đáng có.

4. Ngăn chặn tình trạng đau đầu ở trẻ

Dưới đây là một vài lời khuyên mà bạn có thể làm để ngăn chặn các cơn đau đầu ở bé yêu nhà bạn:

- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời

Việc cho trẻ tập thể dục, thể thao hay đi bộ... có thể làm trẻ giảm bớt căng thẳng, thoải mái và củng cố giấc ngủ tốt hơn. Từ đó sẽ giúp trẻ duy trì một lối sống lạnh mạnh cũng như hạn chế được các cơn đau đầu xảy ra.

- Cung cấp một chế độ ăn uống hợp lý

Việc cho trẻ ăn đúng bữa ăn và đẩy đủ những dưỡng chất cần thiết trong suốt cả ngày sẽ giúp điều hòa lượng đường trong máu và giữ cho cơn đau đầu ở các bé.

- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe

Thường xuyên cho trẻ kiểm tra sức khỏe sẽ giúp bạn biết được những gì gây nên cơn đau đầu của trẻ và sẽ giúp bạn có một cái nhìn khách quan hơn về tình trạng đau đầu của con mình.

- Cẩn trọng với những nguyên nhân gây đau đầu

Nếu bạn biết rằng con bạn bị chứng đau nửa đầu hay các kiểu đau đầu khác là do đâu thì bạn cần phải cẩn thận hơn để bảo vệ trẻ được khỏe mạnh. 

Minh Châu (Theo BoldSky)

Nguồn: Gia đình Việt Nam