Dòng sự kiện:

Điểm danh các thương hiệu Việt bị đại gia ngoại thâu tóm (P2)

18:50 10/09/2013
Hàng loạt các thương vụ đình đám trong việc thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam của đại gia ngoại khiến dư luận xôn xao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Carlsberg "nuốt gọn" Huda Huế 

Thương vụ đình đám nhất trong việc thâu tóm thị trường bia Việt chính là việc “đổi quốc tịch” của bia Huế. Công ty Bia Huế (Huda) được thành lập vào năm 1990 dưới tên gọi nhà máy Bia Huế. Vào giữa những năm 90, các công ty bia địa phương đều lâm vào tình trạng khó khăn. Họ tìm lối thoát bằng cách chuyển hướng sang tập trung sản xuất bia hơi, hoặc sáp nhập với các Công ty bia lớn, có tên tuổi để gia công sản phẩm cho họ.

Bia Huế luôn muốn khẳng định thương hiệu của mình nên cố gắng tìm cách đi khác. Tuy nhiên, tới năm 1994, đã hợp tác với tập đoàn Carlsberg (Đan Mạch) dưới hình thức liên doanh, mỗi bên góp 50% vốn. Từ đó trở đi, công ty TNHH bia Huế (Huda) chính thức ra đời.


Bia Huế đã trở thành công ty 100% vốn nước ngoài

Bia Huda nhanh chóng trở thành thương hiệu lớn ở miền Trung và công ty bia Huế hiện được đánh giá là 1 trong 4 đại gia của làng bia Việt Nam (3 tên tuổi còn lại là Sabeco, Habeco và Bia Việt Nam). Sau gần 2 thập kỷ hoạt động dưới dạng liên doanh, liên kết, tới cuối năm 2011, Carlsberg lộ rõ ý đồ thâu tóm khi mua lại phần vốn của đối tác Việt Nam là ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế để từ một đơn vị liên doanh trở thành công ty 100% vốn nước ngoài.

Phở 24 bị thâu tóm

Dù chưa thực sự là “ông lớn” trong giới kinh doanh nhưng việc Phở 24 bị Highlands Coffee, sau đó là Jollibee (Philippines) thâu tóm là một trong các sự kiện nhận được sự quan tâm rất nhiều từ dư luận.

Trong giới đầu tư tài chính, những lời đồn đại cho biết, giá cho giao dịch nói trên là hơn 20 triệu USD và đây là một bước trong lộ trình thâu tóm toàn bộ Highlands lẫn Phở 24 của Jollibee – một tập đoàn bán lẻ Philippines.

Phở 24 là một thương hiệu rất nổi tiếng của Việt Nam trong thời kỳ đầu. Cho dù được xây dựng và phát triển mới từ năm 2003 nhưng Phở 24 đã nhanh chóng được biết đến với chất lượng dịch vụ, sản phẩm tốt và có bản sắc rất riêng biệt.

Trong hai ba năm gần đây, thương hiệu Phở 24 có dấu hiệu dịch vụ sa sút và chất lượng không được đảm bảo tốt đồng nhất trong hệ thống giống như trước đó. Sự đi xuống về hình ảnh của Phở 24 có thể cảm nhận được khá rõ nét. Không còn nhiều người nhắc tới thương hiệu này như là một lựa chọn hàng đầu.

Với một vị thế như vậy, quyết định bán lại là khá dễ hiểu và nếu giá thực sự là 20 triệu USD thì có thể nói là khá hậu hĩnh.

Tuy nhiên, xét ở khía cạnh người đi mua, có lẽ họ cũng đã cân nhắc rất kỹ và dường như vụ mua Phở 24 thông qua Highlands Coffee của Jollibee là để khai thác thương hiệu này cho toàn bộ chuỗi bán lẻ của tập đoàn này ở Philippines, cũng như khai thác trên các thị trường khác trên thế giới.

Việc đồn đoán Jollibee mới đích thị là người đi thâu tóm Phở 24 lan rộng sau khi Highlands Coffee bất ngờ mua 100% cổ phần của Phở 24, trong khi chính Highlands Coffee lại bán 50% cho Jollibee. Nhưng trên thực tế, với việc nắm giữ quyền chi phối như vậy, việc Jollibee là ông chủ mới của thương hiệu Việt Phở 24 không còn gì nhiều để bàn cãi.

Diana bán lại 95 % cổ phần cho Unicharm của Nhật

Một sự kiện được nhắc tới nhiều nữa chính là Diana. Công ty Cổ phần Diana đã hoàn tất việc bán lại 95% cổ phần cho Unicharm của Nhật tháng 8/2011. 128 triệu USD là mức giá được giới truyền thông trong nước phát đi, nhưng con số được The Asset, tạp chí tài chính hàng nghiên cứu từ khóa đầu châu Á, nhắc đến khi trao giải thưởng cho các thương vụ tốt nhất châu Á năm 2011, trong đó có Diana của Việt Nam, lại là 184 triệu USD.

Tiền thân của Diana Việt Nam là Công ty Đầu tư và Phát triển Kỹ thuật Việt Ý, thành lập năm 1997, sau đó đổi tên thành Công ty Cổ phần Diana Việt Nam, đặt tại Khu Công nghiệp Vĩnh Tuy, Hà Nội. Các sản phẩm chính mà công ty sản xuất và phân phối gồm các mặt hàng từ giấy và bột giấy như băng vệ sinh, tã giấy trẻ em, khăn giấy ăn với các thương hiệu Diana, Bobby, Caryn.

Năm 2010, vốn điều lệ của Diana Việt Nam đạt 360 tỉ đồng, tổng tài sản 1.425 tỉ đồng, doanh thu 1.020 tỉ đồng. Diana Việt Nam cho biết họ đang chiếm 30% thị phần tã giấy và 40% thị phần giấy vệ sinh, hệ thống phân phối vươn tới 64 tỉnh, thành với hơn 30.000 cửa hàng, siêu thị.

Bảo hiểm AAA bị IAG thâu tóm

Bảo hiểm AAA chính thức trở thành một thành viên của IAG (Australia) sau khi tập đoàn này thâu tóm hơn 60% cổ phần.

IAG gia nhập vào AAA từ tháng 6/2012 sau khi mua 30% cổ phần phát hành thêm của công ty này với mức giá công bố vào thời điểm đó là 20 triệu USD. Ngay sau đó, IAG cử 4 đại diện tham gia vào HĐQT của AAA

 

Tại đại hội cổ đông thường niên của AAA diễn ra vào ngày 26-7-2013, bà Đỗ Thị Kim Liên chính thức từ nhiệm Chủ tịch HĐQT, qua đó mở đường cho việc bầu ông Justin Paul Breheny (đại diện của IAG) làm Chủ tịch mới của công ty này. Và trong cơ cấu lãnh đạo mới của AAA phần lớn đều là người nước ngoài.

Trong cơ cấu cổ đông của AAA hầu hết là các doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài IAG còn có Tập đoàn Bankinvest (Đan Mạch), Tập đoàn Tái Bảo hiểm Aon Benfied, Tập đoàn Assist- Card International (Thụy Sĩ), International Medical Group (IMG)...

Như vậy, sau 8 năm thành lập, phần lớn Công ty Bảo hiểm AAA đã rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài.

PV (TH) - Theo Yeutretho/Nguoiduatin

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


TAG