Dòng sự kiện:

Dù yêu con nhưng cha mẹ không nên dỗ trẻ trong trường hợp này!

Theo NLĐ
13:02 30/04/2018
Nhiều phụ huynh cảm thấy rất căng thẳng khi con quấy và tìm cách hiểu tiếng khóc của trẻ để đáp ứng. Nhưng không phải bất cứ khi nào trẻ khóc bạn cũng nên dỗ dành.

Trẻ khóc luôn là nỗi căng thẳng của người lớn. Ngoài việc lo lắng không biết bé có bị gì hay không, có đau ở đâu không và làm sao để trẻ hết khóc, bạn còn đối mặt với việc mất ăn, mất ngủ, tinh thần giảm sút gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

Điều bạn cần lưu ý là khi bé khóc, chắc chắn là có vấn đề gì đó xảy ra. Nhiệm vụ của bạn là hãy kiểm tra xem có bất thường gì xảy ra với bé hay không và tìm cách giải quyết ngay nếu có thể. Hãy dựa vào bản năng bố mẹ để học tín hiệu mỗi khi bé khóc, vì mỗi trẻ sẽ có một cách thể hiện cảm xúc riêng tùy vào mỗi gia đình. Và dưới đây là những trường hợp cha mẹ tuyệt đối không nên can thiệp khi trẻ khóc dù có yêu con đến mấy.

Khóc mỗi khi muốn có thứ gì đó

Cho dù yêu con nhiều thế nào thì trong 2 trường hợp này bố mẹ cứ để trẻ khóc đừng can thiệp. 

Tất cả các bé khi lớn lên và biết nhận thức thì đều trải qua giai đoạn này. Mỗi khi muốn có thứ gì đó thì đứa bé luôn òa khóc, thậm chí lăn lộn ra đất và khi đó các bậc cha mẹ thường bắt đầu trở nên yếu đuối, thỏa hiệp và đưa đồ vật đó cho trẻ.

Về lâu về dài, trẻ sẽ hình thành thói quen rằng cứ miễn là trẻ khóc thì sẽ có những gì mình muốn. Vì vậy, mỗi khi không đạt được thứ gì thì trẻ sẽ khóc, mất bình tĩnh và thậm chí còn có những suy nghĩ tiêu cực hơn nữa, nó ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến khả năng phát triển của trẻ.

Gợi ý: Trong trường hợp này, dù yêu trẻ đến đâu thì bạn cũng không nên dỗ dành trẻ. Hãy kiên quyết, thậm chí để im cho trẻ khóc để chúng hiểu rằng việc khóc không giải quyết được chuyện gì cả.

Thấy trẻ khóc khi vô tình vấp ngã

Khi đứa trẻ bước những bước đi đầu đời thì việc vấp ngã là không thể tránh khỏi. Nhưng đa số các bậc cha mẹ khi thấy trẻ ngã đều ngay lập tức đỡ đứa bé, sau đó ăn ủi, dỗ dành. Điều này hoàn toàn không nên.

Trên thực tế, việc trẻ vấp ngã trong thời kì chập chững biết đi là điều hoàn toàn bình thường. Và khi cha mẹ đỡ trẻ, dỗ và an ủi như vậy sẽ khiến trẻ trở nên yếu đuối hơn, nũng nịu và vô tình tạo cảm giác sợ hãi mỗi khi ngã, nó khiến trẻ ngã nhiều hơn sau những lần đó. Và cha mẹ lại phải chịu sự bực bội, khó chịu lên những đồ vật trong nhà khiến trẻ ngã mà không hiểu rằng chính mình mới là nguyên nhân. Về lâu dài, cơ thể trẻ sẽ không cứng cáp và phát triển được bình thường khi tâm lý bị ảnh hưởng.

Gợi ý: Lúc này, khi ngã trẻ có khóc to đến mấy thì cha mẹ cũng nên bình tĩnh, cố gắng khuyến khích bé tự đứng dậy, vui đùa để trẻ quên đi việc mình vừa bị ngã. Còn nếu trẻ thực sự đau, hãy dỗ trẻ từ từ, không nói và bộc lộ quá nhiều cảm xúc bản thân để trẻ đỡ hiểu lầm rằng tại đồ vật kia mà trẻ bị ngã.

Nguồn: Gia đình Việt Nam