Dòng sự kiện:

Hạ sốt sai cách cho trẻ khiến bệnh ngày càng nặng thêm

03:00 15/08/2016
Có rất nhiều cách hạ sốt theo mẹo dân gian hiệu quả, tuy nhiên, nếu không hạ sốt đúng cách bệnh sẽ ngày càng nặng thêm.

Ngoài những cách hạ sốt đúng, khoa học cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ cũng lưu ý những điều dưới đây vì đó là những quan niệm sai lầm, dễ gây hậu quả nghiêm trọng cho bé:

Hạ sốt bằng chườm đá lạnh hoặc dùng chanh xoa

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra triệu chứng sốt cho trẻ. Nếu bố mẹ không rõ nguyên nhân. Thay vì cho con uống thuốc các mẹ thường cho nước đá vào túi ni lông hoặc bọc vải rồi chườm cho trẻ. Cách này chỉ giúp làm mát tại vị trí chườm nhưng lại dễ làm trẻ bị “bỏng lạnh”, gây co mạch khiến nhiệt càng khó thoát ra ngoài dẫn đến sốt cao hơn.

Ngoài ra, đá lạnh có thể khiến trẻ bị sưng phổi. Còn cách hạ nhiệt bằng việc dùng chanh xoa cho trẻ sẽ làm phỏng da hay hư da vì trong chanh có chứa a xít loãng. Nếu nặn chanh hay chất gì vào miệng khi trẻ sốt cao dễ gây sặc và tử vong ở trẻ.

Nên uống kháng sinh khi cảm sốt?

Kháng sinh không hề giúp giảm cảm sốt, ngược lại, thực ra nó còn làm cảm sốt tồi tệ hơn. Bạn chỉ nên uống kháng sinh nếu bạn bị nhiễm khuẩn nào đó, ví dụ vi khuẩn gây ra đau họng. Kháng sinh ngoài việc giết chết vi khuẩn gây bệnh còn giết cả những vi khuẩn có lợi trong bao tử, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây ra chứng đầy a xít.

Thuốc hạ sốt là thuốc dùng riêng để trị cảm sốt, những loại thường dùng nhất có những chất paracetamol, salicyclates như aspirin và các loại thuốc không chứa steroidal chống sưng viêm như ibuprofen, nabumetone.

Không cạo gió, cắt lể để nặn máu độc, hạ sốt cho trẻ

Cạo gió được xem là phương pháp chữa bệnh dân gian được dùng phổ biến. Tuy nhiên, nếu cạo gió cho trẻ bị rối loạn đông máu, việc cầm máu sẽ rất khó khăn. Đặc biệt, khi trẻ bị sốt xuất huyết, bác sĩ không thể xác định được vùng nào xuất huyết do bệnh, vùng nào xuất huyết do cạo gió. Do đó, tuyệt đối không cạo gió, cắt lể khi trẻ sốt.


Dùng thuốc cho đúng

Vậy dùng đúng thuốc hạ sốt thế nào cho đúng để vừa tránh được những tai biến do thuốc gây ra và đạt được hiệu quả?

Thứ nhất, dùng đúng thời điểm: Bạn chỉ nên dùng khi em bé có nhiệt độ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên. Từ 37,1 - 38,4 độ C là mức độ sốt nhẹ, an toàn với trẻ và mang tính kích thích miễn dịch.

Thứ hai, dùng đúng loại thuốc: Bé bị trớ thì dùng thuốc cao dán, thuốc viên đạn. Bé bị tiêu chảy thì dùng thuốc cao dán và thuốc uống. Nếu bé có phát ban ở da thì không dùng miếng dán hạ sốt.

Thứ ba, dùng đúng liều: Không nên dùng quá 2.000mg/ngày (4 viên 500mg) với người lớn và 1.000mg/ngày (4 gói 250mg) với trẻ em. Khi dùng cho trẻ em phải tính toán liều lượng (hoặc theo sự chỉ định cụ thể của bác sĩ hoặc là phải tính toán theo cân nặng trong hướng dẫn sử dụng thuốc để tính liều).

Thứ tư, kết hợp đúng cách: Trước hết, nên hạ sốt bằng các biện pháp vật lý như chườm mát (nước từ 25 độ C trở lên), lau nước mát. Sau đó nếu bé vẫn sốt thì cho uống thuốc hoặc kết hợp uống thuốc và lau mát. Nhớ là chỉ lau tối đa 3 lần trong cơn sốt. Lau lần 1 khô thì mới lau tiếp lần 2, lần 3.

Theo Khám phá

Nguồn: Gia đình Việt Nam