Dòng sự kiện:

Hạt giống tâm hồn: Chiếc bát gỗ thức tỉnh người con vô tâm

21:00 06/02/2016
Cách bạn đối xử với cha mẹ mình sẽ là cách mà những đứa con đối xử với bạn sau này. Hãy giúp chúng lưu giữ những hình ảnh đẹp về cha mẹ, về gia đình thân yêu.

 

Có một ông lão nọ sống cùng gia đình vợ chồng cậu con trai. Ông lão đã già đến đi cũng không nổi. Mắt ông nhìn không rõ và đôi tai cũng nghễnh ngãng. Ông không có cách nào để tự chăm sóc bản thân. Ngồi vào mâm cơm, ông không làm đổ canh thì cũng để thức ăn rơi vãi khắp sàn nhà. Đôi tay lúc nào cũng run lên, ông lão chẳng thể cầm chắc cái bát. Vợ chồng người con trai cảm thấy rất phiền phức vì điều đó.
 
Một hôm trong lúc ăn cơm, ông lại sơ ý làm rơi bát canh xuống nền nhà. Bát vỡ tan tành. Cô vợ kéo chồng vào trong phòng và lớn tiếng nói: “Anh xem đi. Ông ngày không đánh vỡ bát thì làm rơi thức ăn. Em đi làm cả ngày vất vả lắm rồi, về nhà lại còn mệt mỏi thế này nữa. Anh giải quyết việc này đi”.

Hai vợ chồng quyết định để ông lão ngồi ăn riêng. Trong lúc con cháu đang quây quần bên mâm cơm thì ông lão lủi thủi một mình ở chiếc bàn góc nhà. Vợ chồng người con còn sắm cho ông một chiếc bát to để vừa cơm và thức ăn.

Ông lão rất buồn. Dù rất cố gắng nhưng ông vẫn bị các con nói. Ông vừa ăn vừa lau trộm nước mắt.

Rồi đến một ngày nọ, tay ông lão run lên làm chiếc bát rơi xuống nên nhà vỡ tan. Cô con dâu ngán ngẩm không nói gì. Ông lão cũng không dám nói tiếng nào, chỉ biết thở dài bất lực.

Cô con dâu bảo chồng làm cho ông một cái bát gỗ. Bởi cứ mãi như vậy thì làm sao đủ tiền mà mua bát đĩa suốt ngày.

Anh con trai nghe lời vợ và đẽo cho bố một chiếc bát thật gọn gàng.

Ông lão đi qua thấy đứa cháu trai 5 tuổi của mình ngồi nghịch những mảnh gỗ vụn. Ông lão hỏi: “Cháu đang làm đi với mấy tấm gỗ đó vậy”.

Cậu bé đáp: “Cháu muốn làm một chiếc bát. Cháu giữ lại rồi đợi sau này bố mẹ già thì cháu để bố mẹ dùng”.

Hai vợ chồng lúc đó cũng vô tình nghe thấy. Hai người nhìn nhau không nói câu nào. Đôi vai trùng xuống, họ cảm thấy vị đắng ở cổ họng. Cuối cùng hai vợ chồng đã hiểu được những việc của mình làm là bất hiếu.

Trẻ con luôn nhìn sự việc bằng mắt, nghe bằng tai, nhớ rất lâu và rất thích bắt chước.

Từ đó trở đi hai vợ chồng không để ông lão ngồi một mình góc phòng nữa. Mọi người trong nhà giúp ông ăn cơm, lo cho ông từng chút từng chút một. Không ai rầy là ông nữa ngay cả khi ông lão trót đánh rơi thức ăn xuống nền nhà, làm đổ sữa hay làm bẩn khăn trải bàn. Ông lão dần dần trở nên vui vẻ và sức khỏe của ông được cải thiện hơn.

Bài học rút ra từ câu chuyện này đó là mỗi cuộc đời con người đều phải trải qua các giai đoạn sinh - lão - bệnh - tử. Đó là quy luật bất biến giữa dòng đời vận biến. Những người cha, người mẹ đã sinh ra bạn, nuôi nấng bạn đến khi trưởng thành. Bạn chăm sóc họ và rồi vòng quay đó sẽ quay ngược trở lại. Bạn sẽ già và sẽ được con cái chăm sóc.

Với một đứa trẻ thì mọi hình ảnh, sự việc lần đầu tiên sẽ khắc sâu trong tiềm thức của chúng. Vậy nên cách bạn đối xử với cha mẹ mình sẽ là cách mà những đứa con đối xử với bạn sau này. Hãy giúp chúng lưu giữ những hình ảnh đẹp về cha mẹ của mình, về gia đình thân yêu. 

Hương Dương (Theo Kannewyork)

Nguồn: Gia đình Việt Nam